Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn

Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn
Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn magnify

Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn

§ Antôn Trần Đức Hà

Rời miền Tây sóng nước, Đoàn đi bộ xuyên Việt chúng tôi theo quốc lộ1 A tiến về Thành phố HCM, một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Về mặt tôn giáo, đây là giáo phận lớn của giáo hội công giáo Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của giáo phận là ngôi thánh đường chính tòa đẹp đẽ, cổ kính; niềm tự hào không chỉ đối với người công giáo mà là cả thành phố nói chung.

Ngôi thánh đường cổ kính nhất Việt Nam.

DucBa2.jpg

Tượng Nữ Vương Hòa Bình và nhà thờ Đức Bà

Ngôi thánh đường sừng sững, uy nghi giữa trung tâm Thành phố được xây dựng cách đây 131 năm. Khởi công ngày 7.10.1877 và hoàn thành ngày 11.4.1880 nhằm lễ Phục Sinh, so với những thánh đường khác trên toàn quốc như nhà thờ chính tòa Hà Nội, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Vinh hay những thánh đường khác ở miền Nam thì thời gian xây dựng phải đứng vào hàng nhất nhì.

Công lao hàng đầu thuộc về Đức Giám Mục Isidore Comlobert - Mỹ (mất năm 1894). Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad thiết kế theo kiểu Roman cải biên kết hợp hài hòa với kiến trúc Gôtic đã được chọn. Công trình xây dựng mất 2,5 triệu frăng (tiền Pháp). Tổng chiều dài ngôi nhà thờ là 93m, chiều ngang hành lang là 35 m, chiều cao là 21m có thể chứa tối đa 1.200 người. Kiến trúc sư Bourad thiết kế dựa trên nguyên mẫu ngôi thánh đường nhà thờ Đức Bà Pari nổi tiếng nên trong thời gian đầu ta thấy tháp chuông không có mái như nhà thờ bên Pháp. Về sau, người ta mới thêm hai chóp nhọn như hiện nay nâng chiều cao lên 57 m.

Trong ngôi thánh đường được thiết kế tương tự như nhà thờ chính tòa Xã Đoài nghĩa là có 1 lòng chính 2 lòng phụ; có 4 dãy ghế quì; chống đỡ cho mái là 2 hàng cột 12 chiếc ứng với 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang gồm có hơn 20 bàn thờ nhỏ (trước công đồng Vatican, khi có thánh lễ đồng tế thì mỗi linh mục có một bàn thờ dâng lễ?). Bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối, chạm hình sáu thiên thần dang tay đỡ lấy mặt bàn.

Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Thật tiếc là trải qua năm tháng, dòng thời gian và bàn tay của con người đã làm cho những cửa số kính này không còn nguyên vẹn như xưa.

Năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên, tức là Đức Giám Mục giáo phận Phú Cường sau này đã mang từ Italia bức tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình dựng trước công viên nhà thờ, thay thế cho pho tượng của Đức Cha Bá Đa Lộc bị dỡ bỏ từ 1945. Nhà thờ chính tòa có thêm tên gọi mới là Nhà thờ Đức Bà.

Đến năm 1962, Tòa thánh Vatican tôn phong Nhà thờ lên hàng Vương cung Thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của Thánh đường là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Bà Sài Gòn.

Ngôi thánh đường với nhiều nét đặc sắc.

Vương cung thánh đường Đức Bà có những nét đặc sắc mà nhiều nhà thờ trong toàn quốc không có:

Trước hết, thông thường các nhà thờ đều có bờ tường bao quanh nhưng đối với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thiết kế lúc đầu bốn phía đều là những con đường. Xe cộ có thể chạy qua lại chung quanh nhà thờ. Đôi lúc cũng bất tiện vì hoạt động phụng vụ cần phải nghiêm trang, trật tự.

DucBa3.jpg

Lòng chính nhà thờ

DucBa4.jpg

Hai khung cửa sổ ở cuối nhà thờ

Về mặt thiết kế, tất cả vật liệu đều được vận chuyển từ Pháp thông qua con đường thủy từ gạch, ngói được chở từ Thành phố Macxây, kính do hãng Lorin sản xuất. Do nguyên vật liệu cực kỳ tốt nên mặc dù không tô trát nhưng đến nay trải qua hơn 131 năm ngôi Thánh đường vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt vời, rực rỡ; màu sắc vẫn hồng tươi nổi bật bên những công trình lớn của Thành phố. vậy mà tới nay vẫn hồng tươi, không bám bụi rêu làm toàn bộ công trình luôn rực rỡ, - Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Móng nhà thờ cũng được thiết kế sao cho chịu được một khối lượng vật chất gấp 10 lần.

Một trong những kỷ vật còn sót lại là cây đàn trên gác nhà thờ, một cây đàn organ ống cổ nhất Việt Nam. Đàn được làm thủ công, thiết kế dành riêng cho nhà thờ chính tòa, có chiều cao 3 m, ngang 4 m, dài 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Loại đàn này rất khó đánh không giống như các cây đàn thường thấy ở nhà thờ Công giáo khác. Hiện nay đàn đã hỏng và một cây đàn nhỏ hơn đang được sử dụng trong phụng vụ.

Một đặc sắc khác là ngọn tháp chuông và 6 chiếc chuông gồm các nốt nhạc đô, rê, mi, sol, la, si không có fa. Trọng lượng của chúng gần 30 tấn, được chế tạo tinh xảo tại Pháp, đưa sang Việt Nam một năm trước khi khánh thành nhà thờ. Chuông sol lớn nhất nặng gần 9 tấn, âm trầm bổng, mỗi năm chỉ lên tiếng một lần vào lễ Giáng Sinh. Lễ thường và Chúa nhật có đánh ba chuông. Tiếng chuông ngân nga xa trên 10km như thúc giục lòng người đến với Chúa.

Giữa hai tháp chuông còn có một kỷ vật quí giá khác là bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ (1887), nặng 1 tấn đã hoạt động trên trăm năm mà vẫn chính xác chỉ có chuông là không còn hoạt động.

Như ở nhà thờ chính tòa Hà Nội, trước mặt tiền nhà thờ Đức Bà có một bức tượng Đức Mẹ mang danh hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Pho tượng mà Đức Cha Thiên mang về được tạc bằng đá cẩm thạch trắng cao 4,2 m, nặng 3,5 tấn, hai tay Mẹ ôm quả đất gắn thánh giá ở trên, chân Mẹ đạp lên đầu con rắn, thể hiện việc ban ơn hòa bình cho thế giới này. Pho tượng Mẹ và công viên là một điểm nhấn bên cạnh ngôi thánh đường cổ kính, tạo thêm không gian rộng rãi, thoáng đãng cho một thành phố đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng.

Tất cả những đặc sắc đó càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi Thánh đường là giáo đô của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung thánh đường trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến Thành phố phát triển nhộn nhịp này. Cách riêng với những người công giáo thì ngoài giá trị vẻ đẹp vật chất thì về mặt tâm linh còn là nơi hướng về của con tim mỗi khi gặp khó khăn, thử thách. Với những con dân Việt Nam đi xa thì đó là hình ảnh dễ nhớ nhất khi liên tưởng đến giáo hội quê nhà. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang như nhắc nhở mọi người giữ vững niềm tin cho thế hệ mai sau…

Kỳ tới: Thăm Tượng Chúa Kitô Vua và Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu.

Antôn Trần Đức Hà

Tags: | Edit Tags
Saturday November 8, 2008 - 11:01am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Dạo phố với "người đẹp xưa"
Dạo phố với "người đẹp xưa" magnify

16/9, buổi sáng chủ nhật đẹp trời, yên tĩnh hiếm hoi của Sài Gòn đã bị khuấy động bởi đoàn xe cổ nối đuôi nhau chạy vòng qua các con phố lớn ở khu trung tâm.

Dao pho voi nguoi dep xua
Người đẹp nay bên "người đẹp xưa"

Khoảng 200 chiếc xe vừa to còi vừa lắm khói như thế trôi qua những con đường mà nhiều cửa hiệu, nhà dân còn đóng cửa im lìm. Đi chừng vài trăm mét thì đội hình hai hàng bị rối vì người đi đường hiếu kỳ chen ngang vào ngắm, hoặc vì một "em" trong hàng trở chứng không thèm lăn bánh nữa.

Dao pho voi nguoi dep xua
Kiêu kỳ trên phố

Quy định ban đầu, cuộc chơi chỉ đặc biệt dành cho xe máy có bàn đạp. Đó sẽ là cuộc trình diễn của những người đẹp xưa Mobylette, Candy, Veloxolex, Motobecance... Nhưng rốt cuộc, nhìn quanh, thấy có cả Vespa, Honda 67... cũng ham vui đứng lẫn vào hàng. Chưa kể xế điếc (xe đạp), xế nổ (xe gắn máy) cũng tà tà chạy theo... ngửi khói chung cho vui.

Dao pho voi nguoi dep xua Dao pho voi nguoi dep xua Dao pho voi nguoi dep xua
Dao pho voi nguoi dep xua
Xe cổ dưới nhà thờ cổ
Dao pho voi nguoi dep xua
Em đến từ Tiền Giang
Dao pho voi nguoi dep xua
Mình đi lối này

Vì là xe máy có bàn đạp nên khi hết xăng có thể căng chân ra mà đạp. Những bóng hồng, những váy tầng, váy ngắn phải gò lưng đưa các cụ xe về đến đích, mồ hôi cứ nhễ nhại thấy mà thương.

Dao pho voi nguoi dep xua
Bố con ham vui
Dao pho voi nguoi dep xua
Ngắm đoàn xe
Dao pho voi nguoi dep xua
Dẫn đầu là xế điếc
Dao pho voi nguoi dep xua
Cần giúp đỡ
Dao pho voi nguoi dep xua
Nổ máy đi nào
Dao pho voi nguoi dep xua
Mù mịt khói của các cụ xe

Công viên Thống Nhất bên hông nhà thờ Đức Bà xanh mát cứ hầm hập lên từng đợt khi đoàn xe tập trung đến rồi đi, rồi lại quay về. Đến khi tan cuộc, nắng sớm đã hửng trên những tán lá, vẫn còn một số cụ xe độc phải ở lại vì người đi đường khoái quá xúm xít đến trầm trồ bàn tán.

Dao pho voi nguoi dep xua
Một thoáng xưa bên phố

Không phải dạo phố khơi khơi, cuộc chơi còn nhằm cổ xúy cho việc đội mũ bảo hiểm và... lập kỷ lục cuộc diễu hành nhiều xe gắn máy có bàn đạp nhất.

  • V.Tiến

Việt Báo // (Theo_VietNamNet

source

http://vietbao.vn/Van-hoa/Dao-pho-voi-nguoi-dep-xua/20741319/181/

Tags: | Edit Tags
Wednesday October 29, 2008 - 06:03am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sài gòn xưa đâu?
Sài gòn xưa đâu? magnify
06-09-2008, 05:31 PM
Green Master's Avatar
Green Master Green Master is offline vbmenu_register("postmenu_28136", true);
Adamzone.vn

Tham gia ngày: Jun 2008
Đến từ: Bên nhà Lão Lão
Bài gởi: 398
Default Sài gòn xưa đâu?










































*** M y S i g n a t u r e ***

Đến lúc người ta đối xử với nhau vì nhân cách của mỗi người, chứ không phải là vì giới tính . Và tình yêu tự thân nó không có giới tính mà, phải không em ?



Thiên tử phạm tội - Xử như dân thường

06-09-2008, 05:33 PM
Green Master's Avatar
Green Master Green Master is offline vbmenu_register("postmenu_28137", true);
Adamzone.vn

Tham gia ngày: Jun 2008
Đến từ: Bên nhà Lão Lão
Bài gởi: 398
Default











































*** M y S i g n a t u r e ***

Đến lúc người ta đối xử với nhau vì nhân cách của mỗi người, chứ không phải là vì giới tính . Và tình yêu tự thân nó không có giới tính mà, phải không em ?



Thiên tử phạm tội - Xử như dân thường

Old 06-09-2008, 05:34 PM
Green Master's Avatar
Green Master Green Master is offline vbmenu_register("postmenu_28138", true);
Adamzone.vn

Tham gia ngày: Jun 2008
Đến từ: Bên nhà Lão Lão
Bài gởi: 398
Default










































*** M y S i g n a t u r e ***

Đến lúc người ta đối xử với nhau vì nhân cách của mỗi người, chứ không phải là vì giới tính . Và tình yêu tự thân nó không có giới tính mà, phải không em ?



Thiên tử phạm tội - Xử như dân thường


06-09-2008, 05:36 PM
Green Master's Avatar
Green Master Green Master is offline vbmenu_register("postmenu_28139", true);
Adamzone.vn

Tham gia ngày: Jun 2008
Đến từ: Bên nhà Lão Lão
Bài gởi: 398
Default























*** M y S i g n a t u r e ***

Đến lúc người ta đối xử với nhau vì nhân cách của mỗi người, chứ không phải là vì giới tính . Và tình yêu tự thân nó không có giới tính mà, phải không em ?



Thiên tử phạm tội - Xử như dân thường

Tags: | Edit Tags
Wednesday October 29, 2008 - 05:30am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sài gòn xưa
Sài gòn xưa magnify

source

http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?p=165852

nguyenvuvnn vbmenu_register("postmenu_165823", true);
Ngươi it noi

nguyenvuvnn's Avatar

Join Date: Jan 2007
Location: TPHCM, VN
Ghé vào post hình Sài gòn xưa chơi.Không biết có ai post chưa.
Thương xá TAX




Bưu điện


Quảng cáo kiểu xưa


Đường phố vắng vẻ










Người Sài gòn xưa.








__________________
Cám ơn đời đã cho ta ngày mới
Có thêm ngày để sống để yêu thương


Tags: | Edit Tags
Wednesday October 29, 2008 - 03:57am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sài Gòn xưa và nay
Sài Gòn xưa và nay magnify

Sài Gòn xưa và nay

Sunday, 27. April 2008, 11:38:20

Quê mẹ

Tiếp tục sê-ri ảnh "Quê mẹ" Phan Anh xin post lần lượt các địa danh.
Tiếp theo đây là ảnh Sài Gòn từ trên cao.

Nguồn ảnh: Bản quyền ảnh Sài Gòn nay thuộc về anh Minh Đức (Ducdenthui)
Cảm ơn anh về bộ ảnh rất tuyệt này ^^
Sài Gòn xưa: Nguồn: http://thongtindulich.1650km.com/


Nữ sinh, 1970

SG1

Anh bạn là kiến trúc sư nói với tôi : “Sài Gòn nhìn từ cánh máy bay giống như ai vừa hất một rổ sỏi xuống vậy”. Nhưng tôi thường được nhìn Sài Gòn qua ô cửa máy bay vào ban đêm. Máy bay nghiêng cánh trước khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, và bên dưới là cả thành phố rực ánh đèn điện nom tựa một đảo sao trong thiên hà. Giữa tiếng động cơ rì rì, cả thành phố có vẻ yên ắng như trong giấc ngủ. Cảm giác ấy, sau này tôi lại gặp khi ngắm nhìn thành phố từ quán cà phê Panorama trên nóc toà nhà 33 tầng mang tên Sài Gòn Center. Ấy là một cảm xúc tuyệt diệu giữa mơ và thực, bởi trong thâm tâm, tôi biết rất rõ rằng Sài gòn không bao giờ ngủ. Vẫn như hàng chục năm về trước, khi được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, thành phố này chứa trong lòng nó một sức sống sôi sục, chảy cuồn cuộn không biên giới giữa ngày và đêm.

(Pls click read more)

Sài gòn xưa
(Nguồn: http://thongtindulich.1650km.com/)

Cô gái Sài Gòn.



KS Continental 1960.


Đường Lê Lợi 1960.


Nhà thờ Đức Bà 1965.



Sông SG 1970.


Xe hoa 1970.


Chơi nhạc trên sông SG 1970.


Sông SG 1970.


Hẻm


Bến xích lô


Xe lam


Đại sứ quán Mỹ 1970 (nay là Lãnh sự quán Mỹ)


Trường Gia Long (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai)


Giờ tan trường Gia Long







Đường Trần Hưng Đạo 1969


Taxi 1970


Sân bay TSN



Sửa xe máy 1971


Sông SG 1970


Văn phòng Shell Vietnam 1970


KS Continental 1964


SG 1970


Đường phố SG 1967


Đường phố SG 1967



Vỉa hè SG 1965


Xe hàng rong 1965


Nhà thờ Đức Bà

Nữ sinh


Toà đô chánh 1965 (nay là UBND tpHCM)

KS Rex

Toà Hạ viện 1965 (nay là nhà hát tpHCM)


Nhà thờ Đức Bà


Đường Nguyễn Du 1970


Đường Lê Lợi 1969


Sứ quán Úc 1968


Hàng rong 1966

Hàng rong 1969








KS Continental 1975


Rạp chiếu phim 1969


Chợ Lớn, khu người Hoa, 1969


Chợ Lớn, chùa, 1969


Vòng xoay Quách Thị Trang, 1969


Bưu Điện SG 1975 (nay là BĐ tpHCM)


Bưu Điện SG 1975 (nay là BĐ tpHCM)




Cảng SG 1969


Bến nhà Rồng, 1970


Ngã tư Lê Lợi, 1972


Honda 67-72


Tan trường, 1970

Đường Lê Lợi, 1970


Diễu hành, 1969


Xích lô mùa mưa, 1969.

Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), 1969


Đường phố SG, 1972


Đường phố SG, 1974


Đường phố SG, 1969


Đường Công Lý (nay là Nam kỳ Khởi nghĩa), 1970



Nữ sinh, 1972


Nhà thờ Đức Bà, 1965

Đường phố SG, 1972


Trông xe, 1971


Nhà thờ Huyện sỹ, 1969


SG. 1970


Shopping, 1970


Nữ sinh, 1970
----------------------------------------

Sài gòn nay

Uốn lượn mềm mại và duyên dáng, con sông Sài Gòn mang dáng dấp một chiếc khăn quàng bằng lụa vắt ngang qua thành phố, để lại nỗi nhớ của nó ở đâu đó trên những dòng kênh len lỏi giữa chập chùng mái nhà lô xô và chung cư cao tầng. Vẫn theo truyền thống của tổ tiên vào lúc khai mở vùng đất mới từ hơn 300 năm về trước, ngày nay Sài Gòn quy hoạch các vùng dân cư dọc theo những con kênh lớn trong cả hệ thống 700 tuyến kênh rạch. Các chung cư cao tầng lần lượt mọc lên, dựa lưng hoặc nhìn ra dòng kênh. Ở về phía nào gần lắm, con sông mẹ đang bình thản và nhẫn nại chở phù sa về với biển. Đó là công việc của muôn đời.

Cần một mốc so sánh mới có thể cảm nhận được nhịp sống của thành phố. Mất hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để di chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn. Và nhịp sống đã thay đổi. Hơi thở của thành phố phả vào không gian, từ dòng người-xe hối hả di chuyển không ngừng nghỉ, một khoảnh lặng trước ngã tư đèn đỏ, những nhà hàng tấp nập khách vào ra, hay những khu chợ, siêu thị sầm uất hắt bóng của các cao ốc hiện đại theo lối Tây phương. Có cảm giác như Sài Gòn đông quá. Đông chứ, với cả 9 triệu người, nhưng luôn có chỗ cho bạn và tôi. Thành phố mở rộng cánh tay đón người muôn phương đổ về, hệt như cái phong cách hào sảng nhân ái của người phương Nam, trước sao, giờ vậy. Thế nên đôi khi chợt nhớ, vẫn có thể tìm thấy góc nào đó của riêng mình. Một hôm đi qua Nhà Thờ Đức Bà nhìn lá rụng xao xác, biết là Thu đã theo gió vào đến nơi này. Trong lòng tò mò tự hỏi liệu ở trên cao, từ những tòa nhà cao tầng kia, có ai biết được Thu đã về không, qua mùi hương của gió giữa không gian lồng lộng. Lại có những ngày như hôm nay, mưa dai dẳng và chút se lạnh luồn qua cổ áo, người xứ Bắc, xứ Trung xòe tay hứng mưa dưới hàng hiên, miệng lẩm nhẩm “thế mà đã đến mùa Đông”.

gày đã quá trưa. Khách ngồi ở cà phê Veranda trên tầng 16 tòa nhà The Landmark nhấm nháp ly Cappuccino, ngắm nhìn phố đông người với dòng xe đang chầm chậm trôi dưới chân mình, cảm thấy lòng như dịu lại, thoát khỏi những căng thẳng công việc đang còn nương náu. Thoáng ánh mắt về phía sông Sài Gòn, bỗng nhớ tách cà phê nóng một chiều Paris trên tít tắp tháp Eiffel, nhìn xuống những con đường xanh và dòng sông Sein trễ nải. Ở Đức, người ta cũng làm quán cà phê trên tháp truyền hình để ngắm được toàn cảnh thành phố Duesseldorf, Berlin. Sài Gòn chưa có những tháp cao như thế. Bù lại, Sài Gòn có nhiều quán cà phê, quán ăn tọa lạc ở khuôn viên của các tòa nhà văn phòng, khách sạn, ở trên cao. Đó là những nơi lý tưởng để nhìn thấy thành phố ở mọi góc độ khác nhau. Nắng nhiệt đới ở trên cao có vẻ trong hơn, và nếu ta ngồi nán lại chờ hoàng hôn xuống, có cảm tưởng từng sợi nắng sẽ hoà tan dần vào gió rồi lẩn vào màn đêm sâu thẳm, huyền ảo của ánh sáng khi thành phố lên đèn. Sài Gòn về đêm nhìn từ các độ cao khác nhau mang vẻ đẹp và quyến rũ khác hẳn ban ngày. Từ các cao ốc quanh trục đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ nhìn xuống, con sông Sài Gòn biến thành một dòng ánh sáng lấp lánh ôm lấy thành phố, chia thành phố ra làm hai nửa, một nửa rực rỡ muôn màu của đèn đường, đèn cao ốc, của các biển quảng cáo và dòng đèn xe cộ nối đuôi nhau không ngớt đổ về trung tâm, nửa bên kia sông là quầng sáng nhấp nháy của những bảng hiệu, đằng sau chúng là khu Thủ Thiêm mênh mông giữa mảng tối của đêm. Cây cầu Thủ Thiêm vẫn còn nằm trên giấy và dòng sông vẫn còn chia thành phố bên lở bên bồi.

Ngắm nhìn thành phố từ trên cao luôn mang lại nhiều cảm xúc. Bởi nó bình an và đẹp như một bức tranh. Đối với khách phương xa, có thể coi đó như thú vui nho nhỏ, đôi khi hồ như một thú chơi phảng phất nét văn hoá nữa. Thế nhưng có một độ cao khác nằm trong tâm trí của người dân Sài Gòn. Với hơn 4 triệu người tập trung tại khu vực trung tâm, các cơ sở hạ tầng như cấp thoát nước, điện, viễn thông... không thể đủ đáp ứng cho nhu cầu của lượng dân cư hiện tại và hàng vạn khách vãng lai, và không thể mở thêm những con phố mới ở khu vực này. Người thành phố đang mơ về những con đường trên cao, để tránh kẹt xe, để hưởng không khí trong lành hơn mỗi lúc thành phố vào giờ cao điểm. Mới đây, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Thành phố đã yêu cầu tiếp tục xem xét và nghiên cứu lại dự án đường trên cao chạy từ sân bay về tới Dinh Độc Lập. Đó là tin mừng cho những người dân thành phố. Nếu dự án được triển khai thành công, từ con đường trên cao nhìn xuống, hình dung được một vẻ đẹp khác của Sài Gòn. Vẻ đẹp ấy thực hơn. Ta sẽ nhìn thấy sự chuyển mình hối hả của thành phố, nghe thấy mọi âm thanh rộn rã trong dòng đời đang cuộn chảy, và cảm được nhịp đập Sài Gòn, vùng đất nhiệt đới phương Nam luôn tươi trẻ và đầy sức sống. Nói như anh Nguyễn Xuân Thịnh, một doanh nhân trong ngành địa ốc, một người Bắc đã vào Sài Gòn ngót nghét hai mươi năm thì “từ các cao ốc, nhìn xuống Sài Gòn thấy mê, nhưng khi đã bước xuống đường để hoà vào dòng người, thấy yêu thành phố này ghê lắm. Dù có đôi khi, tôi chợt nhớ về phương Bắc. Nhưng lúc nào tôi cũng có thể tìm ra cho tôi một góc phương Bắc ở đây, ở chính thành phố này...”.

Trên cao và dưới thấp, chỉ là sự thay đổi về không gian, nhưng tình cảm của người đến Sài Gòn thì như vậy đó, dù rằng chỉ ở vài ngày hay đến đã từ rất lâu rồi.

(Bài đăng trên tạp chí Sống Mới số tháng 12/2007. Ảnh : Đức Nguyễn (Ducdenthui)

SG1

SG2

SG3

SG4

source
Tags: | Edit Tags
Wednesday October 29, 2008 - 12:05am (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét