Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Vài nét phố xưa Gia Định
















Vài nét phố xưa Gia Định
Saturday, June 06, 2009







Chợ Bà Chiểu ngày nay.



Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn ngày xưa, nay là Trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu.



Chùa Dược Sư.



Con hẻm đi vào chùa Già Lam.



Gánh chè bà Mai trước hiên nhà số 64-66 Lê Quang Ðịnh.



Cảnh kiếm sống hàng ngày của người nghèo đô thị trên lề đường Lê Quang Ðịnh.

Nguyễn Ðạt/Người Việt
Trước 30 Tháng Tư 1975, Gia Ðịnh là tỉnh giáp ranh đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, có tòa hành chính và tiểu khu quân sự riêng biệt. Lăng Ông Bà Chiểu được xem là trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh. Con phố nay vẫn mang tên Lê Quang Ðịnh, khởi từ phía trước mặt Chợ Bà Chiểu (chợ nhìn thẳng vào con đường,) chạy dài suốt giữa lòng Gia Ðịnh (nay là quận Bình Thạnh) tới Cầu Hang là khu vực ranh giới với quận Gò Vấp.
Tới đường Lê Quang Ðịnh, cơ sở trường trung học Hồ Ngọc Cẩn vẫn gần như nguyên trạng tại địa điểm cũ (đoạn đầu đường Lê Quang Ðịnh, từ Chợ Bà Chiểu nhìn chếch phía bên trái.) Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn là một trong những trường trung học công lập ở miền Bắc di chuyển vào miền Nam năm 1954. Trong gần 20 năm hoạt động giáo dục, ngôi trường này đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn, Gia Ðịnh. Sau biến cố 30 Tháng Tư, trường thay tên đổi họ nhiều lần, nay là trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu.
Ngoài trường trung học công lập được đặt tại đây, khu vực đường Lê Quang Ðịnh là vùng đất được chọn để dựng nên nhiều ngôi chùa lớn nhỏ, nhiều tịnh xá..., trong đó có Chùa Dược Sư với kiến trúc uy nghiêm ở khu vực trung tâm con phố Gia Ðịnh xưa.
Từ Chùa Dược Sư đi tới vài trăm mét, là ngõ hẻm vào Chùa An Tự, Tịnh Xá Ngọc Phương, và Chùa Già Lam, là ngôi chùa lịch sử, nơi các vị tu sĩ như thầy Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát,) ni sư Trí Hải... từng bị nhà nước Cộng Sản bắt giam giữ, gán tội âm mưu lật đổ chính quyền. Hiện tại Hòa Thượng Trí Quang, thầy Tuệ Sỹ vẫn thường trú tại Chùa Già Lam.
Trên hè phố Lê Quang Ðịnh (trước hiên nhà số 64-66,) một bà bán chè đậu đen đậu đỏ bánh lọc, chè xôi... ngon rẻ nổi tiếng, là chè bà Mai, có từ trước 30 Tháng Tư 1975, bà vẫn tiếp tục bám trụ vỉa hè để nuôi con cháu ăn học thành tài. Bà nói đừng ghi ảnh, ngại bạn bè của con cháu bà ở hải ngoại nhận ra.
Như hầu hết đường phố Sài Gòn, lề đường Lê Quang Ðịnh cũng là nơi kiếm sống của nhiều người nghèo thành thị bằng nghề bán dạo trái cây, bày hàng trên hè đường, những trẻ em và ông già ốm yếu lưng còng, dắt chiếc xe đạp cũ chở báo bán dạo, đi ngang qua mỗi ngày...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
source
Vài nét phố xưa Gia ĐịnhSaturday, June 06, 2009
Nguyễn Ðạt/Người Việt

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Entry for April 10, 2009 Ta Cu




Entry for April 10, 2009





Entry for April 05, 2009 Vinh Vinh Hy





Mung 1 Tet Saigon, 2009





Entry for February 02, 2009





Entry for January 26, 2009





Entry for December 19, 2008





Entry for December 11, 2008





Tên gọi Sài Gòn ...





Hình Ảnh Sài Gòn Xưa (3)
source

http://www.rfviet.com/forum35/showthread.php?t=918

Tên gọi Sài Gòn ...
DNTS vbmenu_register("postmenu_77337", true); Ngày, tháng tham gia: Mar 2006Bài Gởi: 6,683 Thanks: 42Thanked 564 Times in 367 Posts

Sài Gòn Năm Xưa ...
--------------------------------------------------------------------------------
Tên gọi Sài Gòn ...

Đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức.
Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hơn. Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:
Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi- Coón (Tây Cống):
Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier ( người bị giặc Cờ Đen phục kích chết ). Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngan. Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phải.

Tại sao? Vì lịch sử chứng minh rằng Saigon có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc trại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coọn.

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vở "Luỹ Sài Gòn" (theo Hán-Việt viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu sử sách Việt Nam . Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Saigon! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng.

Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor.

Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự "nghe nói" như sau:

"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn . Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận".
Pétrus-Trương Vĩnh Ký- Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon , Imprimerie Coloniale 1885.

Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quyết thuyết này là "của" Trương Vĩnh Ký , mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp "Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó".

Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng Sàigòn từ "Cây Gòn" (Kai Gon) hay "Rừng Gòn" (Prey Kor) mà ra.
Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sàigòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả nhà bác học Trương Vĩnh Ký . Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó Sàigòn không có phát triển hay thay đổi gì cho lắm. Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sàigòn.

Sài Gòn từ Prei Nokor

Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là "most likely".

Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr

Trước nhất, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (Saigon) và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ).

Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", Prei hay Brai là rừng, Nokor hay Nagara là thị trấn. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "Gòn".

Từ Prei Nokor …mà thành SàiGòn thì thật là …dễ sợ !

Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây phương đã bỏ mât dấu và gắn liền nhau khi in. Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc "sai" ra "sê" theo giọng Pháp nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.

Saigon …muôn thuở là Sàigòn !

Ca dao - Tục ngữ Sài Gòn

Saigon là Hòn ngọc Viễn Đông, là một thành phố lớn nhất Việt Nam. Những nơi như Saigon được mệnh danh là Kẻ Chợ, đã là Kẻ Chợ ắt có chợ, mà phải là ngôi chợ lớn, khách Lục tỉnh lên thăm Saigon, ra vào chợ Saigon hẳn không quên. Chợ Saigon được đồng bào Hậu Giang so sánh với ngôi chợ tỉnh nhà:

Chợ Saigon cẩn đá,
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng.
Giã em xứ sở vuông tròn,
Anh về xứ sở không còn ra vô.

Người con gái ở đô thành tiêm nhiễm nếp sống Tây phương, chàng trai xa nàng khỏi sao thắc mắc, lo nàng ở lại chẳng vuông tròn nên phải ra vô, nàng vuông tròn chàng yên tâm về xứ sở.

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chọ Saigon xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

Saigon và Mỹ Tho, hai nơi cách nhau trên sáu chục cây số, nay tuy thật gần những xưa thật xa,vì phương tiện di chuyển đâu có dồi dào như nay, chàng và nàng dù đã yêu nhau, nhưng mỗi lúc tới thăm đâu có dễ dàng, đôi bên cùng bận làm ăn buôn bán, nàng ở chợ Saigon, chàng ở chợ Mỹ Tho. Nhớ nhung nhau, chỉ biết tin thư thăm hỏi, lấy giấy thay lời. Chàng yêu nàng vì duyên, vì tình, tình yêu chân thật, đâu thấy nàng giàu mà ham hoặc thấy nàng nghèo mà chê.

Chợ Saigon đèn xanh, đèn đỏ,
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu.
Lấy anh em đâu kể sang giàu,
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em.

Chợ Saigon với những hàng quảng cáo đèn màu xanh đỏ, chàng trai quê lên nhầm lẫn đó là đèn tàu. Sự lầm lẫn thị giác này có thể có được, nhưng lầm về yêu đương, chàng đâu có lầm. Chàng lấy nàng đâu có kể sang giàu, vì tiền tài bao nhiêu cũng có thể hết, duy tình nghĩa mới bền lâu, như người xưa đã nói:

Theo vàng bỏ ngãi ai hơi,
Vàng thời đã hết, ngãi tôi vẫn còn.

Chính vì nghĩa mới bền lâu, nên khi xa người nghĩa, người con trai đứng ngồi không yên:

Chim quyên xuống đất tha mồi,
Tôi xa người nghĩa đứng ngồi không yên!
Giấy tây bán mấy,
Mua lấy tờ nguyên,
Làm thơ hỏi bạn tình duyên chuyện gì?

Mến thương nàng, đem nàng so sánh với các nàng Lục tỉnh, cô gái Saigon thật hơn:

Nội trong lục tỉnh Nam kỳ,
Mấy ai được nết nhu mì như em.
Hai hàng lụy ngọc ướt nhèm,
Làm sao cho đặng anh với em giao hòa.

Sự ước vọng, lòng mong mỏi của chàng là được cùng nàng giao hòa!

Chợ Saigon ngày nay ta vẫn gọi là chợ Bến Thành, nhưng Bến Thành trước đây là bến tàu và hàng ngày thường 10 giờ thì tàu đến bến này:

Mười giờ tàu lại Bến Thành,
Súp lê còi thổi bộ hành lao xao.

Sao lại mệnh danh Bến Thành? Phải chăng đây là bến của đô thành Saigon hay của Gia Định thành? Còn khách bộ hành lao xao vì muốn ngắm tàu Tây.

Anh ngồi quạt quán Bến Thành,
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Anh ngồi quạt quán Bà Hom,
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.

Chàng trai ngồi quạt quán ở Bến Thành với bình trà Huế, được tin người mình thương đã có nơi chốn, chàng tỏ buồn rầu quẳng cả bình trà đi! Kể cũng đáng buồn, tưởng được cùng người thương thưởng thức bình trà (om) ngon, ngờ đâu nàng là hoa có chủ, chàng đành ôm hận, trút mối giận vào om, cái bình trà vô tội.

Nhắc đến Bến Thành, quên sao được thành Tây:

Dân đất Bắc,
Đắp thành Tây.
Đông thật là đông,
Sầu Nam vời vợi.

Câu này gồm đủ đông, tây, nam, bắc! Dân đất Bắc phải chăng những người dân miền Bắc bị đưa vào Nam làm dân phu, đắp thành cho người Tây? Số dân phu ắt nhiều lắm, Đông thật là đông. Sự đông đúc này quả là một mối sầu vời vợi cho nước Nam, cho dân Nam! Nước mất nhà tan, thân làm nô lệ, phải đi đắp thành cực khổ cho Tây để chúng dựa vào thành trì đô hộ đồng bào mình. Người miền Bắc bị đi dân phu hằng than thở:

Nhà tan nước mất ai ơi,
Cái thân nô lệ sống đời cu ly!

Người dân than thân như vậy, nhưng vẫn có bọn mũ cao áo dài hà hiếp dân để nịnh bợ quân thù! Thật đau đớn nhưng những kẻ mãi quốc cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà, có bao giờ chúng nghĩ đến Sầu Nam vời vợi. Và trong khi sống đời cu ly đi đắp thành Tây, đã biết bao nhiêu người bỏ thây cùng công việc, ngày xưa đâu đã có máy móc, kỹ thuật xây dựng đắp hoàn toàn công ở sức người.

Đắp thành Tây rồi xây soái phủ cho Tây, người dân Nam trong cảnh căm hờn muốn nói không ra, đành gởi tâm tình vào ca dao tục ngữ:

Trên thượng thơ bán giấy
Dưới Thủ Ngữ treo cờ.
Kìa Ba còn đứng trơ vơ!
Nào khi núp bụi, núp bờ,
Mũi Di đánh dạo bây giờ bỏ em.

Thượng thơ, xưa chính là soái phủ miền Nam ở góc đường Tự Do và Gia Long ngfy nay. Nơi ấy có bán ấn chỉ cho dân, trong Nam quen gọi là bán giấy. Thủ Ngữ là nơi thủy quân Pháp đóng,cọ dựng cột cờ. Con người ái quốc trông hai nơi này căm gan sôi ruột! Ai đã khéo đạt ra cau ca dao trên để kích thích lòng căm hờn của người dan Việt, đã nhắc đến tượng Gambotta ở vườn Tao Đàn, gọi một cách nhục nhã là Ba Tượng một người Pháp gọi là Ba,ai là dân Việt ắt thấy nhục vong quốc này. Nếu câu ca dao chỉ có ba dòng đầu có thể gợi sự nghi ngờ của người Pháp, bởi vậy phải thêm hai hàng sau gắn vào, mượn lời tình nhân oán trách tình nhân che dấu ý kín của câu hát. Tuy đây là lời tình nhân oán trách tình nhân, nhưng cũng là lời đồng chí oán trách đồng chí, đã cùng nhau núp bụi ngồi bờ, đã cùng nhau đánh dạo ở mũi Di, vậy mà quên nhau, về đầu thú người Pháp để cầu công danh phú quý.

Pháp chiếm Việt Nam, một mặt dân Việt Nam căm hờn, một mặt một số cô gái Việt Nam kém ý thức, vì hoàn cảnh đã sánh duyên với Pháp trở thành me Tây. Lính Pháp lấy me trong thời gian ở đất Việt, rồi anh lính trở về Pháp, cô me Tây ở lại nước Việt lại lấy chồng, đậng một anh lính khác, chẳng khác chi các nàng Giao chỉ sau này trong thập niên 60 cho đến năm 1975 sánh duyên cùng các chú lính Mẽo:

Saigon mũi đõ,
Gia Đinh súp lê.
Giã hiền thê ở lại lấy chồng,
Thuyền anh ra cửa bể như rồng lên mây.

Thuyền, tàu Saigon hồi đó sơn mũi đỏ để phân biệt với thuyền tàu lục tỉnh, như vậy thực dân tiện bề kiểm soát.

Thuyền anh ra cửa bể như rồng lên mây, câu này muốn nói khi anh lính Tây đã ra cửa bể rồi, anh tha hồ được tự do, đến bến mới anh tha hồ kết duyên cùng người mới.

Về các cuộc hôn nhân Việt Pháp, lúc tiễn đưa, chúng tôi đã từng nhắc tới một câu trong ca dao hôn nhân dị chủng, xin phép được nhắc lại như sau:

Còi súp lê một anh còn than thở,
Còi súp lê hai anh nức nở vắn dài.
Còi súp lê ba, tàu ra biển Bắc,
Nước mắt anh nhỏ ra, anh rút mù xoa anh chậm,
Tình nghĩa vợ chồng ngàn dặm không quên.

Cuộc tiễn đưa ắt phải xảy ra tại bến tàu Saigon, và có anh chàng Tây đã thút thít vì phải xa vợ, anh bảo rằng ngàn dặm không quên, có thật hay chăng anh ra cửa bể như rồng lên mây? Sao có sự mâu thuẫn giữa hai câu thơ trên, hay ý tại ngôn ngoại, chỉ có sự mâu thuẫn trên hình thức, còn thực ra thì ngàn dặm có đời nào mà không quên đối với những lứa đôi dị chủng, nhất là trong cuộc chắp nối giang hồ.

Saigon nơi có đô hội lớn, phố xá rộng rãi, cây cao và rậm mát:

Đường Saigon cây to bóng mát,
Đường Chợ Lớn hạt cát nhỏ dễ đi.

Đường Saigon có đúng cây to bóng mát, còn đường Chợ Lớn có lẽ trước đây với đất phù sa của đồng bằng Cửu Long, cát nhỏ dễ đi chăng! Dưới thời Pháp thuộc, đường Saigon cũng như đường Chợ Lớn đều đã rải đá và sau này tráng nhựa... Ngày nay, với thời gian đường đã hư hỏng dù rải đá hay tráng nhựa, mà chính quyền có ít chú ý tới sửa chữa, nên có thể có người than:

Đường Saigon ổ gà đi xóc,
Đường Chợ Lớn đi xóc ổ gà.

Ca dao Saigon có những câu rất ngộ nghĩnh, nhắc tới địa danh một cách khéo léo:

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai,
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

Trong bài này chúng ta bắt gặp bốn con vật ăn cỏ là Hươu, Nai, Nghé, Bò với hai địa danh là Đồng Nai, Bến Nghé.

Dưới đây là câu ca dao nhắc tới các chợ khác ngoài chợ Bến Thành:

Mẹ đi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau chợ Vải, mua trầu chợ Dinh.

Sáng mai đi chợ Gò Vấp,
Anh mua một xấp vải đem về.
Cho con hai nó cắt, con ba nó may,
Con tư nó đột, con năm nó viền.
Con sáu đơm nút, con bảy vắt khuy;
Anh bước ra đi,
Con tám núi, con chín trì,
Ớ em mười ơi!
Sao em để vậy còn gì áo anh?

Ca dao Saigon hẳn phải còn nhiều, biết tới đâu xin tỏ tường tới đó, những điều chưa biết xin nhờ sự chỉ giáo của người biết.

(Trích tác phẩm "Hương Nước Hồn Quê" – Toan Ánh )

Sài-Gòn giàu có :

Đất Sài Gòn - Gia Định ngày xưa xuất hiện những tay giàu có nổi tiếng cho đến ngày nay vẫn được truyền tụng về những huyền thoại “ giàu nức đố đổ vách “ của thời đầu thế kỷ 20 . Đứng đầu trong số đó có lẽ phải nhắc tới Tứ Đại Hào Phú, giàu nhất Sài Gòn (gần như giàu nhất cả Nam Kỳ). Bốn người này được dân gian nhắc tới trong câu:

Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.

1. Nhất Sỹ ( hay Huyện Sỹ )

Tên thật là Lê Phát Đạt, sinh quán tại Cầu Kho, Sài Gòn, là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan chính là Nam Phương Hoàng Hâu. Thuở nhỏ ông tên là Sĩ, sau theo học trường dòng nên đổi tên thành Đạt. Trở về sau khi đi du học, ông lại lấy tên cũ của mình, từ đó người ta quen gọi là ông Sĩ.

Khi ra trường, ông làm thông ngôn (interpreter) rồi lên làm tham biện, sau đó là chức Huyện hàm. Vốn là công chức mẫn cán, có tài, ông được ưu tiên mua đất đai giá rẻ và muốn mua bao nhiêu cũng có. Huyện Sĩ đã đầu tư lớn đất đai ở Sài Gòn, Tân An... Một thời gian sau mật độ dân cư đông lên, đất đai trổ nên quý giá, mua một bán trăm. Với đầu óc thông minh, Huyện Sỹ đã khiến tài sản của mình tăng lên thật nahnh chóng và trở thành đại phú hào ở Sài Gòn.

Ngôi Thánh đường còn lưu dất tích đến ngày nay: nhà thờ Huyện Sĩ ( hay còn gọi là Nhà Thờ Chợ Đũi ) góc Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ngày nay chính do ông xây dựng vào năm 1902 do cha Bouttier thiết kế . ( phần sau nhà thờ là mộ phần ông bà Huyện Sỹ )

2. Nhì Phương ( hay Tổng Đốc Phương )

Tên đầy đủ là Đỗ Hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, là tổng đốc Sài Gò. Thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đình Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon. Tên ông được đặt cho một con đường ở Sài Gòn, nay là đường Châu Văn Liêm. Đây là một tay Việt gian, song xét về tài sản thì xứng đáng trong nhóm cự phú đứng đầu Sài Gòn.

Tài sản của Tổng đốc Phương tương truyền do bà vợ giỏi kinh doanh cộng với thế lực của chồng đã làm đủ việc để làm giàu, từ phân phối hàng hóa dịch vụ cho đến bất động sản. Người Pháp cũng muốn trả ơn sự "tận tuỵ" của Phương Tổng đốc mà giành cho gia đình này nhiều đặc quyền đặc lợi.

3. Tam Xường ( hay Bá Hộ Xường )

Tên thật là Lý Tường Quan, người Minh Hương. Giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, Lý Tường Quan làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng.

Đến năm 30 tuổi ông từ bỏ địa vị mà nhiều người mơ cũng không có được để bước vào lĩnh vực kinh doanh. Ông tập trung vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

Không lâu, bá hộ Xường đã trở thành "trùm" về lương thực thực phẩm và công nghệ thời ấy. Dinh thự riêng của ông tọa lạc tại đường Gaudot (Hải Thương lãn Ông ngày nay) nguy nga bề thế, nhiều người nể vì. (Đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay cũng là đường tập trung nhiều đại gia sản xuất lớn).

4. Tứ Hỏa ( hay Chú Hỏa )

Tên đầy đủ là Hui Bon Hoa, hay người ta thường gọi thân mật là chú Hỏa. Ông là người có nhiều huyền thoại nhất trong tứ đại hào phú Sài Gòn xưa. Đi lên bằng hai bàn tay trắng (làm nghề bán ve chai , đồ phế liệu ), nhiều người đã thêu dệt những câu chuyện như nhặt được vàng trong đống đồng nát, an táng mộ cha đúng long mạch hay bí mật mang vàng bạc từ Trung Quốc sang...

Song cuộc đời chú Hỏa là chuỗi ngày cần cù làm việc để làm giàu. Sau mấy chục năm đi thu mua ve chai (Thầu ve chai không phải là công việc thấp kém mang ít tiền như nhiều người nghĩ. Hiện Sài Gòn có những công ty thu mua giấy, sắt, dầu nhớt vụn và hàng tỷ thứ lung tung khác thải ra từ các khu công nghiệp, các nhà máy lớn, kiếm bộn tiền), kiếm được số vốn kha khá, chú Hỏa nhảy vào lĩnh vực bất động sản. Sài Gòn bây giờ bước từ thưở sơ khai sang thời buôn bán thịnh vượng, tụ hội dân tứ xứ nên đất đai luôn là điểm nóng. Trong vòng mười năm, tài sản chú Hỏa trở nên khổng lồ. Trước thế chiến thứ nhất, gia sản của chú Hỏa đã ngót nghét 20,000 căn nhà phố ở khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn, thành lập công ty "Hui Bon Hoa và các con".

Ngày nay, hầu hết con cháu chú Hỏa đều đã sống ở nước ngoài. Dấu tích xưa chỉ còn tòa dinh thự đồ sộ nằm ở khu tứ giác Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình (Quận Nhất ngày nay). Ít người biết Trung tâm cấp cứu Sài Gòn trên đường Lê Lợi cũng là một công trình chú Hỏa dựng nên để tặng cho thành phố.

Sưu Tầm !__________________
** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.
The Following User Says Thank You to DNTS For This Useful Post:
chieutim
DNTS
Xem Hồ Sơ Được Công Khai
Gởi tin nhắn tới DNTS
Tìm Tất Cả Bài Gởi Bởi DNTS
#2 08-18-2008, 02:37 AM
Quo Vadis vbmenu_register("postmenu_158837", true); Ngày, tháng tham gia: Aug 2008Bài Gởi: 333 Thanks: 51Thanked 138 Times in 68 Posts


--------------------------------------------------------------------------------
Xin cho Quo tui góp thêm một vài ý kiến nhỏ về thread của Ngài Quận công DNTS.. Những ý hèn mọn này được Quo tui hình thành từ một số nguồn tư liệu thu thập từ nhiều năm qua. Nay xin được trình bày để hầu chuyện các bạn. Rất mong các bạn có ý kiến chỉ giáo.

1. Ý nghĩa của tên gọi “Sài Gòn” ?

Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của :
# Sài : Củi dùng để nấu nướng
# Gòn : một loại có bông trắng, nhẹ xốp. Người miền Bắc goi là cây bông gạo

Như thế nếu căn cứ vào cách định nghĩa về hai từ Sài và Gòn trong ĐNQÂTV của cụ Huỳnh Tịnh Của thì Sài Gòn là một từ ghép vô nghĩa.

2. Vậy, từ đâu xuất hiện địa danh Sài Gòn ?

Thực ra, từ bao lâu nay, có khá nhiều học giả đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau để lý giải nguồn gốc địa danh Sài Gòn. Thế nhưng, có những giả thuyết ngay sau khi được đưa ra đã không thể đứng vững trước những lời phản biện của các bậc cao minh. Tuy nhiên cũng có những gỉa thuyết được xem là vững chắc hơn và đến nay vẫn còn là những đầu đề được đưa ra tranh luận khi đề cập đến nguồn gốc tên gọi địa danh Sài Gòn. Song le, đó cũng chỉ là những giả thuyết không hơn không kém và khi vẫn chỉ là giả thuyết thì người ta được phép tiếp tục tranh luận…

3. Tên gọi Sài Gòn từ nguồn gốc tiếng Khmer :

Người Khmer Nam Vang khi gọi Sài Gòn phát âm thành Prei Kor ( Prei : rừng ; kor : gòn = Rừng Gòn). Tuy nhiên, người Khmer Lục Tỉnh lại phát âm Prei Kor thành Pậy-ằng-co rất khó nghe và khó phát âm.. Vì thế khi muốn nói về Sài Gòn, người Khmer Lục Tỉnh ( các tỉnh Sóc Trặng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang… ngày nay) dùng một từ ghép khác là :”srock young” hay “Sóc Duồng” ( Sốc : Nơi ở ; Duồng : Người Việt..... Sóc Duồng dần dần biến thành Sài Gòn ?

Ý kiến riêng : Coi bộ hổng có lý lắm !!!

4. Tên gọi Sài Gòn từ nguồn gốc tiếng Hoa :

Năm 1773, quân Tây Sơn nổi dậy và khi họ kéo cờ vào Nam đã thẳng tay đuổi tàn quân nhà Minh đã được các chúa Nguyễn cho trú ngụ tại Cù Lao Phố ( Biên Hoà ngày nay) từ năm 1680. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân Tây Sơn, tàn quân nhà Minh rút dần theo con sông Bến Nghé ( sông Sài Gòn hiện nay) và xây dựng cơ sở mới tại một vùng đất mà người ta gọi là Chơ Lớn sau này. Năm 1782, nhà Tây Sơn lại kéo quân tấn công tàn phá Chợ Lớn. Sau khi quân Tây Sơn rút, người Hoa cho tạo dựng lại và mở rộng thêm Chợ Lớn, đắp đất thêm vào bờ kênh Chợ Lớn và cẩn đá để thêm cao ráo và vững chắc. Chổ mới tạo dựng này được họ gọi là Tài Ngon và nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Thì Ngòn. Thì Ngòn có nghĩa là gì ? Hán Việt đọc thành “Đề Ngạn” (Đề : bờ đê ngăn nước ; Ngạn : bờ sông có dốc cao).

Phài chăng qua bao năm tháng sau đó, “Thì Ngòn” đã được phát âm trại ra thành “Sài Gòn” ?

Ý kiến riêng : Hi hi hi… Nghe qua cũng có lý chứ hả, các bạn ?

Tuy nhiên cũng có một giả thuyết khác liên quan đến nguồn gốc tiếng Hoa của địa danh Sài Gòn :

Giả thuyết này cho rằng người Hoa khi tạo dựng và mở rộng thêm Chợ Lớn sau sự biến năm 1782 đã gọi khu đất mở rộng thêm là Xây Cóong ( Hán Việt : Tây Cống) tức khu Chợ Lớn Mới ( Sài Gòn ngày nay). Nghĩa tiếng Việt của Xây Cóong là Xóm người Việt. Qua năm tháng, Xây Cóong đã dần biến thành Sài Gòn ?

Ý kiến riêng : Hi hi hi… Nghe cũng rất có lý…

Như vậy có thể hiểu là Thì Ngòn (Đề Ngạn) là khu Chợ Lớn ngày nay còn Xây Cóong ( Tây Cống) là khu chợ Bến Thành hiện tại. Nếu thế thì làm sao lý giải được Thì Ngòn và Xây Cóong là một tức Sài Gòn ngày nay ? Nguyên do cũng từ thằng Tây thực dân mũi lõ râu xồm : Khi Pháp áp đặt nền cai trị thuộc địa, họ đã ép mọi người phải thống nhất gọi Thì Ngòn và Xây Cóong thành Saigon cho.. dể đọc và dể ghi lên bản đồ hành chính !!!!!

Tóm lại, suy luận của Quo tui về tên gọi Sài Gòn là như thế.. Còn các bạn thì sao ????

source

http://www.rfviet.com/forum35/showthread.php?t=22231

Hình Ảnh Sài Gòn,Chợ Lớn,Gia Định,Đa Kao Và Cầu Ông Lãnh Ngày Xưa
source

http://www.rfviet.com/forum35/showthread.php?t=920
Hát rong
source
Saigon Tiep Thi

Sài gòn xưa





Sài gòn xưa
source

http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?p=165852

Sài gòn xưa đâu?
source

http://www.teenboyviet.net/showthread.php?t=4502
06-09-2008, 05:31 PM

Dạo phố với "người đẹp xưa"
source

http://vietbao.vn/Van-hoa/Dao-pho-voi-nguoi-dep-xua/20741319/181/
Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn
§ Antôn Trần Đức Hà

Rời miền Tây sóng nước, Đoàn đi bộ xuyên Việt chúng tôi theo quốc lộ1 A tiến về Thành phố HCM, một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Về mặt tôn giáo, đây là giáo phận lớn của giáo hội công giáo Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của giáo phận là ngôi thánh đường chính tòa đẹp đẽ, cổ kính; niềm tự hào không chỉ đối với người công giáo mà là cả thành phố nói chung.

Ngôi thánh đường cổ kính nhất Việt Nam.


Tượng Nữ Vương Hòa Bình và nhà thờ Đức Bà

Ngôi thánh đường sừng sững, uy nghi giữa trung tâm Thành phố được xây dựng cách đây 131 năm. Khởi công ngày 7.10.1877 và hoàn thành ngày 11.4.1880 nhằm lễ Phục Sinh, so với những thánh đường khác trên toàn quốc như nhà thờ chính tòa Hà Nội, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Vinh hay những thánh đường khác ở miền Nam thì thời gian xây dựng phải đứng vào hàng nhất nhì.

Công lao hàng đầu thuộc về Đức Giám Mục Isidore Comlobert - Mỹ (mất năm 1894). Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad thiết kế theo kiểu Roman cải biên kết hợp hài hòa với kiến trúc Gôtic đã được chọn. Công trình xây dựng mất 2,5 triệu frăng (tiền Pháp). Tổng chiều dài ngôi nhà thờ là 93m, chiều ngang hành lang là 35 m, chiều cao là 21m có thể chứa tối đa 1.200 người. Kiến trúc sư Bourad thiết kế dựa trên nguyên mẫu ngôi thánh đường nhà thờ Đức Bà Pari nổi tiếng nên trong thời gian đầu ta thấy tháp chuông không có mái như nhà thờ bên Pháp. Về sau, người ta mới thêm hai chóp nhọn như hiện nay nâng chiều cao lên 57 m.

Trong ngôi thánh đường được thiết kế tương tự như nhà thờ chính tòa Xã Đoài nghĩa là có 1 lòng chính 2 lòng phụ; có 4 dãy ghế quì; chống đỡ cho mái là 2 hàng cột 12 chiếc ứng với 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang gồm có hơn 20 bàn thờ nhỏ (trước công đồng Vatican, khi có thánh lễ đồng tế thì mỗi linh mục có một bàn thờ dâng lễ?). Bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối, chạm hình sáu thiên thần dang tay đỡ lấy mặt bàn.

Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Thật tiếc là trải qua năm tháng, dòng thời gian và bàn tay của con người đã làm cho những cửa số kính này không còn nguyên vẹn như xưa.

Năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên, tức là Đức Giám Mục giáo phận Phú Cường sau này đã mang từ Italia bức tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình dựng trước công viên nhà thờ, thay thế cho pho tượng của Đức Cha Bá Đa Lộc bị dỡ bỏ từ 1945. Nhà thờ chính tòa có thêm tên gọi mới là Nhà thờ Đức Bà.

Đến năm 1962, Tòa thánh Vatican tôn phong Nhà thờ lên hàng Vương cung Thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của Thánh đường là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Bà Sài Gòn.

Ngôi thánh đường với nhiều nét đặc sắc.

Vương cung thánh đường Đức Bà có những nét đặc sắc mà nhiều nhà thờ trong toàn quốc không có:

Trước hết, thông thường các nhà thờ đều có bờ tường bao quanh nhưng đối với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thiết kế lúc đầu bốn phía đều là những con đường. Xe cộ có thể chạy qua lại chung quanh nhà thờ. Đôi lúc cũng bất tiện vì hoạt động phụng vụ cần phải nghiêm trang, trật tự.


Lòng chính nhà thờ


Hai khung cửa sổ ở cuối nhà thờ

Về mặt thiết kế, tất cả vật liệu đều được vận chuyển từ Pháp thông qua con đường thủy từ gạch, ngói được chở từ Thành phố Macxây, kính do hãng Lorin sản xuất. Do nguyên vật liệu cực kỳ tốt nên mặc dù không tô trát nhưng đến nay trải qua hơn 131 năm ngôi Thánh đường vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt vời, rực rỡ; màu sắc vẫn hồng tươi nổi bật bên những công trình lớn của Thành phố. vậy mà tới nay vẫn hồng tươi, không bám bụi rêu làm toàn bộ công trình luôn rực rỡ, - Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Móng nhà thờ cũng được thiết kế sao cho chịu được một khối lượng vật chất gấp 10 lần.

Một trong những kỷ vật còn sót lại là cây đàn trên gác nhà thờ, một cây đàn organ ống cổ nhất Việt Nam. Đàn được làm thủ công, thiết kế dành riêng cho nhà thờ chính tòa, có chiều cao 3 m, ngang 4 m, dài 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Loại đàn này rất khó đánh không giống như các cây đàn thường thấy ở nhà thờ Công giáo khác. Hiện nay đàn đã hỏng và một cây đàn nhỏ hơn đang được sử dụng trong phụng vụ.

Một đặc sắc khác là ngọn tháp chuông và 6 chiếc chuông gồm các nốt nhạc đô, rê, mi, sol, la, si không có fa. Trọng lượng của chúng gần 30 tấn, được chế tạo tinh xảo tại Pháp, đưa sang Việt Nam một năm trước khi khánh thành nhà thờ. Chuông sol lớn nhất nặng gần 9 tấn, âm trầm bổng, mỗi năm chỉ lên tiếng một lần vào lễ Giáng Sinh. Lễ thường và Chúa nhật có đánh ba chuông. Tiếng chuông ngân nga xa trên 10km như thúc giục lòng người đến với Chúa.

Giữa hai tháp chuông còn có một kỷ vật quí giá khác là bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ (1887), nặng 1 tấn đã hoạt động trên trăm năm mà vẫn chính xác chỉ có chuông là không còn hoạt động.

Như ở nhà thờ chính tòa Hà Nội, trước mặt tiền nhà thờ Đức Bà có một bức tượng Đức Mẹ mang danh hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Pho tượng mà Đức Cha Thiên mang về được tạc bằng đá cẩm thạch trắng cao 4,2 m, nặng 3,5 tấn, hai tay Mẹ ôm quả đất gắn thánh giá ở trên, chân Mẹ đạp lên đầu con rắn, thể hiện việc ban ơn hòa bình cho thế giới này. Pho tượng Mẹ và công viên là một điểm nhấn bên cạnh ngôi thánh đường cổ kính, tạo thêm không gian rộng rãi, thoáng đãng cho một thành phố đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng.

Tất cả những đặc sắc đó càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi Thánh đường là giáo đô của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung thánh đường trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến Thành phố phát triển nhộn nhịp này. Cách riêng với những người công giáo thì ngoài giá trị vẻ đẹp vật chất thì về mặt tâm linh còn là nơi hướng về của con tim mỗi khi gặp khó khăn, thử thách. Với những con dân Việt Nam đi xa thì đó là hình ảnh dễ nhớ nhất khi liên tưởng đến giáo hội quê nhà. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang như nhắc nhở mọi người giữ vững niềm tin cho thế hệ mai sau…

Kỳ tới: Thăm Tượng Chúa Kitô Vua và Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu.

Antôn Trần Đức Hà