Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Vài nét phố xưa Gia Định
















Vài nét phố xưa Gia Định
Saturday, June 06, 2009







Chợ Bà Chiểu ngày nay.



Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn ngày xưa, nay là Trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu.



Chùa Dược Sư.



Con hẻm đi vào chùa Già Lam.



Gánh chè bà Mai trước hiên nhà số 64-66 Lê Quang Ðịnh.



Cảnh kiếm sống hàng ngày của người nghèo đô thị trên lề đường Lê Quang Ðịnh.

Nguyễn Ðạt/Người Việt
Trước 30 Tháng Tư 1975, Gia Ðịnh là tỉnh giáp ranh đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn, có tòa hành chính và tiểu khu quân sự riêng biệt. Lăng Ông Bà Chiểu được xem là trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh. Con phố nay vẫn mang tên Lê Quang Ðịnh, khởi từ phía trước mặt Chợ Bà Chiểu (chợ nhìn thẳng vào con đường,) chạy dài suốt giữa lòng Gia Ðịnh (nay là quận Bình Thạnh) tới Cầu Hang là khu vực ranh giới với quận Gò Vấp.
Tới đường Lê Quang Ðịnh, cơ sở trường trung học Hồ Ngọc Cẩn vẫn gần như nguyên trạng tại địa điểm cũ (đoạn đầu đường Lê Quang Ðịnh, từ Chợ Bà Chiểu nhìn chếch phía bên trái.) Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn là một trong những trường trung học công lập ở miền Bắc di chuyển vào miền Nam năm 1954. Trong gần 20 năm hoạt động giáo dục, ngôi trường này đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn, Gia Ðịnh. Sau biến cố 30 Tháng Tư, trường thay tên đổi họ nhiều lần, nay là trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu.
Ngoài trường trung học công lập được đặt tại đây, khu vực đường Lê Quang Ðịnh là vùng đất được chọn để dựng nên nhiều ngôi chùa lớn nhỏ, nhiều tịnh xá..., trong đó có Chùa Dược Sư với kiến trúc uy nghiêm ở khu vực trung tâm con phố Gia Ðịnh xưa.
Từ Chùa Dược Sư đi tới vài trăm mét, là ngõ hẻm vào Chùa An Tự, Tịnh Xá Ngọc Phương, và Chùa Già Lam, là ngôi chùa lịch sử, nơi các vị tu sĩ như thầy Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát,) ni sư Trí Hải... từng bị nhà nước Cộng Sản bắt giam giữ, gán tội âm mưu lật đổ chính quyền. Hiện tại Hòa Thượng Trí Quang, thầy Tuệ Sỹ vẫn thường trú tại Chùa Già Lam.
Trên hè phố Lê Quang Ðịnh (trước hiên nhà số 64-66,) một bà bán chè đậu đen đậu đỏ bánh lọc, chè xôi... ngon rẻ nổi tiếng, là chè bà Mai, có từ trước 30 Tháng Tư 1975, bà vẫn tiếp tục bám trụ vỉa hè để nuôi con cháu ăn học thành tài. Bà nói đừng ghi ảnh, ngại bạn bè của con cháu bà ở hải ngoại nhận ra.
Như hầu hết đường phố Sài Gòn, lề đường Lê Quang Ðịnh cũng là nơi kiếm sống của nhiều người nghèo thành thị bằng nghề bán dạo trái cây, bày hàng trên hè đường, những trẻ em và ông già ốm yếu lưng còng, dắt chiếc xe đạp cũ chở báo bán dạo, đi ngang qua mỗi ngày...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
source
Vài nét phố xưa Gia ĐịnhSaturday, June 06, 2009
Nguyễn Ðạt/Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét