Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Sài gòn xưa





Sài gòn xưa
source

http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?p=165852

Sài gòn xưa đâu?
source

http://www.teenboyviet.net/showthread.php?t=4502
06-09-2008, 05:31 PM

Dạo phố với "người đẹp xưa"
source

http://vietbao.vn/Van-hoa/Dao-pho-voi-nguoi-dep-xua/20741319/181/
Xuyên Việt ký sự Kỳ 2: Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn
§ Antôn Trần Đức Hà

Rời miền Tây sóng nước, Đoàn đi bộ xuyên Việt chúng tôi theo quốc lộ1 A tiến về Thành phố HCM, một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Về mặt tôn giáo, đây là giáo phận lớn của giáo hội công giáo Việt Nam. Một trong những điểm nhấn của giáo phận là ngôi thánh đường chính tòa đẹp đẽ, cổ kính; niềm tự hào không chỉ đối với người công giáo mà là cả thành phố nói chung.

Ngôi thánh đường cổ kính nhất Việt Nam.


Tượng Nữ Vương Hòa Bình và nhà thờ Đức Bà

Ngôi thánh đường sừng sững, uy nghi giữa trung tâm Thành phố được xây dựng cách đây 131 năm. Khởi công ngày 7.10.1877 và hoàn thành ngày 11.4.1880 nhằm lễ Phục Sinh, so với những thánh đường khác trên toàn quốc như nhà thờ chính tòa Hà Nội, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Vinh hay những thánh đường khác ở miền Nam thì thời gian xây dựng phải đứng vào hàng nhất nhì.

Công lao hàng đầu thuộc về Đức Giám Mục Isidore Comlobert - Mỹ (mất năm 1894). Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad thiết kế theo kiểu Roman cải biên kết hợp hài hòa với kiến trúc Gôtic đã được chọn. Công trình xây dựng mất 2,5 triệu frăng (tiền Pháp). Tổng chiều dài ngôi nhà thờ là 93m, chiều ngang hành lang là 35 m, chiều cao là 21m có thể chứa tối đa 1.200 người. Kiến trúc sư Bourad thiết kế dựa trên nguyên mẫu ngôi thánh đường nhà thờ Đức Bà Pari nổi tiếng nên trong thời gian đầu ta thấy tháp chuông không có mái như nhà thờ bên Pháp. Về sau, người ta mới thêm hai chóp nhọn như hiện nay nâng chiều cao lên 57 m.

Trong ngôi thánh đường được thiết kế tương tự như nhà thờ chính tòa Xã Đoài nghĩa là có 1 lòng chính 2 lòng phụ; có 4 dãy ghế quì; chống đỡ cho mái là 2 hàng cột 12 chiếc ứng với 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang gồm có hơn 20 bàn thờ nhỏ (trước công đồng Vatican, khi có thánh lễ đồng tế thì mỗi linh mục có một bàn thờ dâng lễ?). Bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối, chạm hình sáu thiên thần dang tay đỡ lấy mặt bàn.

Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh. Thật tiếc là trải qua năm tháng, dòng thời gian và bàn tay của con người đã làm cho những cửa số kính này không còn nguyên vẹn như xưa.

Năm 1959, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên, tức là Đức Giám Mục giáo phận Phú Cường sau này đã mang từ Italia bức tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình dựng trước công viên nhà thờ, thay thế cho pho tượng của Đức Cha Bá Đa Lộc bị dỡ bỏ từ 1945. Nhà thờ chính tòa có thêm tên gọi mới là Nhà thờ Đức Bà.

Đến năm 1962, Tòa thánh Vatican tôn phong Nhà thờ lên hàng Vương cung Thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của Thánh đường là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Bà Sài Gòn.

Ngôi thánh đường với nhiều nét đặc sắc.

Vương cung thánh đường Đức Bà có những nét đặc sắc mà nhiều nhà thờ trong toàn quốc không có:

Trước hết, thông thường các nhà thờ đều có bờ tường bao quanh nhưng đối với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thiết kế lúc đầu bốn phía đều là những con đường. Xe cộ có thể chạy qua lại chung quanh nhà thờ. Đôi lúc cũng bất tiện vì hoạt động phụng vụ cần phải nghiêm trang, trật tự.


Lòng chính nhà thờ


Hai khung cửa sổ ở cuối nhà thờ

Về mặt thiết kế, tất cả vật liệu đều được vận chuyển từ Pháp thông qua con đường thủy từ gạch, ngói được chở từ Thành phố Macxây, kính do hãng Lorin sản xuất. Do nguyên vật liệu cực kỳ tốt nên mặc dù không tô trát nhưng đến nay trải qua hơn 131 năm ngôi Thánh đường vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt vời, rực rỡ; màu sắc vẫn hồng tươi nổi bật bên những công trình lớn của Thành phố. vậy mà tới nay vẫn hồng tươi, không bám bụi rêu làm toàn bộ công trình luôn rực rỡ, - Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Móng nhà thờ cũng được thiết kế sao cho chịu được một khối lượng vật chất gấp 10 lần.

Một trong những kỷ vật còn sót lại là cây đàn trên gác nhà thờ, một cây đàn organ ống cổ nhất Việt Nam. Đàn được làm thủ công, thiết kế dành riêng cho nhà thờ chính tòa, có chiều cao 3 m, ngang 4 m, dài 2 m, chứa những ống hơi bằng nhôm. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Loại đàn này rất khó đánh không giống như các cây đàn thường thấy ở nhà thờ Công giáo khác. Hiện nay đàn đã hỏng và một cây đàn nhỏ hơn đang được sử dụng trong phụng vụ.

Một đặc sắc khác là ngọn tháp chuông và 6 chiếc chuông gồm các nốt nhạc đô, rê, mi, sol, la, si không có fa. Trọng lượng của chúng gần 30 tấn, được chế tạo tinh xảo tại Pháp, đưa sang Việt Nam một năm trước khi khánh thành nhà thờ. Chuông sol lớn nhất nặng gần 9 tấn, âm trầm bổng, mỗi năm chỉ lên tiếng một lần vào lễ Giáng Sinh. Lễ thường và Chúa nhật có đánh ba chuông. Tiếng chuông ngân nga xa trên 10km như thúc giục lòng người đến với Chúa.

Giữa hai tháp chuông còn có một kỷ vật quí giá khác là bộ máy đồng hồ Thụy Sỹ (1887), nặng 1 tấn đã hoạt động trên trăm năm mà vẫn chính xác chỉ có chuông là không còn hoạt động.

Như ở nhà thờ chính tòa Hà Nội, trước mặt tiền nhà thờ Đức Bà có một bức tượng Đức Mẹ mang danh hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Pho tượng mà Đức Cha Thiên mang về được tạc bằng đá cẩm thạch trắng cao 4,2 m, nặng 3,5 tấn, hai tay Mẹ ôm quả đất gắn thánh giá ở trên, chân Mẹ đạp lên đầu con rắn, thể hiện việc ban ơn hòa bình cho thế giới này. Pho tượng Mẹ và công viên là một điểm nhấn bên cạnh ngôi thánh đường cổ kính, tạo thêm không gian rộng rãi, thoáng đãng cho một thành phố đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng.

Tất cả những đặc sắc đó càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi Thánh đường là giáo đô của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung thánh đường trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến Thành phố phát triển nhộn nhịp này. Cách riêng với những người công giáo thì ngoài giá trị vẻ đẹp vật chất thì về mặt tâm linh còn là nơi hướng về của con tim mỗi khi gặp khó khăn, thử thách. Với những con dân Việt Nam đi xa thì đó là hình ảnh dễ nhớ nhất khi liên tưởng đến giáo hội quê nhà. Tiếng chuông nhà thờ ngân vang như nhắc nhở mọi người giữ vững niềm tin cho thế hệ mai sau…

Kỳ tới: Thăm Tượng Chúa Kitô Vua và Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu.

Antôn Trần Đức Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét