Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Nặng gánh hàng rong






source: www.vsak.vn/vn/forum/showthread.php?t=2564 Nặng gánh hàng rong
--------------------------------------------------------------------------------
Giữa cái náo nhiệt sôi động của Hà thành, Sài thành, hằng ngày ta vẫn bắt gặp nhiều phụ nữ với những gánh hàng rong trĩu nặng trên vai. Phần lớn họ không phải người Hà Nội hoặc Sài Gòn. Rất nhiều con đường, ngõ phố đã in dấu những bước chân nhọc nhằn của họ.


Nhọc nhằn kiếm sống
Người dân ở khu tập thể Công ty Xuất nhập khẩu rau quả I đã quá quen với những gánh hàng rong và tiếng rao đậm đặc giọng địa phương Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An... của bà Nha “cháo trai” chuyên bán buổi chiều khi bọn trẻ trong khu tập thể đi học về, của cô “xôi xéo, xôi ngô” vào buổi sáng, chị “bánh mì nóng” buổi đêm, chú “tào phớ” giữa trưa hè oi bức...
Lũ trẻ con chiều nào đi học về cũng được mẹ “thưởng” cho một hai nghìn đồng cháo nóng. Cháo bà Nha được nấu bằng gạo tám xoan Thái Bình đem từ quê ra nên dẻo quánh, thơm và ngọt. Hôm nào thiếu tiếng rao của bà là chắc chắn sẽ có vài đứa trẻ nhắc nhỏm...
Khi nền kinh tế thị trường chi phối đời sống con người từ thành phố đến nông thôn thì người nông dân buộc phải ra khỏi lũy tre làng để tìm những công việc đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Lạ nước, lạ cái, nhưng đã ra đến thành phố là phải chấp nhận vất vả để kiếm được đồng tiền.
Chị Hà ở Khoái Châu, Hưng Yên là một trong số những người phụ nữ như thế. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ 2h sáng là chị đã quẩy đôi sọt tất tả ra chợ Long Biên. Sau khi mua hoa quả, chị lại gánh đi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Gánh hàng của chị lỉnh kỉnh nhiều loại: một ít xoài, một ít táo, một ít thanh long...
Buổi trưa, chị tranh thủ “nghỉ chân” ở một quán ăn bình dân, một đĩa cơm và ít rau xanh, vài ba lát đậu hoặc vài miếng thịt với giá 4-5 nghìn là xong bữa. Hôm nào mệt thì dựa tạm lưng vào gốc cây bên phố chợp mắt dăm ba phút. Xong, lại tiếp tục quẩy gánh trên phố.
Cả gánh hàng của chị đè nặng trên đôi dép nhựa. Đôi dép 2 đến 3 tháng lại đổi một lần. Chị bảo, đấy là giữ gìn lắm mới được như thế. Có dạo, xót tiền mua dép quá, chị đi đất. Nhưng chân đi đường đất mấy chục năm trời không sao, mà đi đường phố thì thấy nóng và phồng rát rất khó chịu, nên lại phải mua dép.
Có hàng trăm phụ nữ như chị Hà vẫn hằng ngày kiên trì với công việc của mình. Mặc dù bây giờ người ta hạn chế việc bán hàng rong trên nhiều phố, song bóng dáng của nhiều bà, nhiều chị xiêu xiêu trong nắng, giữa đêm đông hay hòa vào dòng người tấp nập đông đúc trên những con phố đã tạo thành một nét sinh hoạt quen thuộc của Thủ đô. Để bây giờ, người ta vẫn thấy “tiếng rao vang đâu đây nghe động trời đêm”...















Một gánh hàng, một gánh lo
Với vốn liếng không nhiều, chỉ dăm bảy trăm, thậm chí đôi ba trăm, các chị lựa chọn một ít hàng và quẩy đi rao bán, vừa không tốn tiền mua xe, vừa phù hợp với việc bán rong. Một gánh xôi sáng chỉ khoảng 50 ngàn tiền vốn, bán hết cũng lãi được vài chục ngàn. Sau đó, người nào mau mắn còn có thể kịp về để quẩy một gánh hàng khô hoặc một gánh đồ nào mía, nào củ đậu tiếp tục cho buổi trưa, chiều... Nhưng không phải hôm nào cũng bán được. Những gánh xôi chè, hàng hoa quả, hàng khô... nhiều hôm vẫn ế ẩm. Trong thời điểm nghìn người bán, không được vạn người mua, người dân quê dù cố “mua tận gốc, bán tận ngọn”, đi vào tận ngõ ngách sâu cũng không thể cạnh tranh được với những hàng quán của người Hà Nội. Hơn nữa, người dân thành phố vốn “sành ăn”, trong khi không phải người phụ nữ chân quê nào cũng biết cách nấu chè thật ngon, thổi xôi thật dẻo... Trên đường trưa nắng hay mưa dầm, những người phụ nữ quẩy gánh hàng rong đi nhặt từng đồng lẻ nhàu nát mà lòng đượm nhiều nỗi lo. Lo làm sao bán được hết hàng. Lo tiền thu nhập tháng này có đủ để tích cóp gửi về nhà. Lo ở quê con nhỏ học hành thiếu bàn tay người mẹ chăm bẵm. Lo đàn lợn, đàn gà... Vốn là “chỗ quen” của một chị bán hàng khô, tôi được chị dẫn đến thăm khu trọ của chị ở Ngã Tư Sở. Một phòng trọ cấp 4 lợp phi-brô-xi-măng rộng chừng 12m2, 5 người ở với mức giá 300 nghìn đồng/tháng. Lúc tôi đến, chị Vui ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang sắp xếp đồ đạc vào một bao ni lông nhỏ để chuẩn bị chiều ra bến Giáp Bát “bắt” xe về quê. Chị bảo, mãi mà chị vẫn không quen với nghề buôn bán. Ở xóm trọ của chị, không ít người sau một thời gian bỏ ruộng đồng ra thành phố làm nghề bán hàng rong cũng đã về quê như chị Vui. Người thì vì không quen đường làm ăn buôn bán, không chịu được cảnh ở trọ phức tạp. Người thì vì con nhỏ, mẹ già cần người chăm sóc. Người thì vì chồng ở nhà “tranh thủ”... ngoại tình. Mỗi gánh hàng là một hoàn cảnh, một số phận. Ai cũng biết thành phố luôn là điểm đến hấp dẫn của người lao động nông thôn. ở đây, họ có thể kiếm ra được ngày đôi ba chục ngàn, thậm chí có người hơn thế. Nhưng chính thành phố cũng là nơi cạnh tranh mua bán rất khốc liệt. Không phải ai cũng có thể thích nghi với vòng quay khốc liệt đó. Theo Hà Nội Mới









































































Signature

...Học mà không chơi là đánh rơi tuổi trẻ
Chơi mà không học là bán rẻ tương lai...

sourcewww.vsak.vn/vn/forum/showthread.php?t=2564 30-07-2008, 08:55 PM #1
Mez vbmenu_register("postmenu_12845", true); ♥ Guest ♥


Tham gia: Oct 2007Đến từ: Hà NộiBài viết: 696 Con giáp: Level: 23Danh tiếng: 69
: + 113Gửi link cho bạn bè: Xem hình cỡ đầy đủ.

farm4.static.flickr.com/3006/2425657204_40db1...
489 x 500 - 157k
Hình ảnh có thể thu nhỏ lại và tuỳ thuộc vào bản quyền của hình ảnhLoại bỏ Khung

Kết quả tìm kiếm hình ảnh »Dưới đây là hình trong khung cảnh nguyên trên trang: www.vsak.vn/vn/forum/showthread.php?t=2564

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét