Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

nơi hợp nhất của hai dòng sông Sài Gòn - Đồng Nai

Hang đá mừng lễ Giáng Sinh
Hang đá mừng lễ Giáng Sinh magnify

Posted - 12/21/2007 : 04:20:32






Hang đá mừng lễ Giáng Sinh 2007 của một gia đình ở Sài gòn
(ảnh của Trần Hữu)





source

http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=41980&whichpage=21

Tags: | Edit Tags
Wednesday December 3, 2008 - 02:00am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Vương Cung Thánh Đường Sài gòn
Vương Cung Thánh Đường Sài gòn magnify

Posted - 12/22/2007 : 06:23:23






Vương Cung Thánh Đường Sài gòn
(phản chiếu trên cửa kính của Metropolitan Tower)
hình của Emily





source

http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=41980&whichpage=21

Tags: | Edit Tags
Wednesday December 3, 2008 - 01:55am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sài Gòn nhộn nhịp sắc màu Noel
Sài Gòn nhộn nhịp sắc màu Noel magnify
Tags: | Edit Tags
Tuesday December 2, 2008 - 11:06am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
nơi hợp nhất của hai dòng sông Sài Gòn - Đồng Nai
nơi hợp nhất của hai dòng sông Sài Gòn - Đồng Nai magnify

"SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THƯƠNG CẢNG, THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ "

Vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh là nơi hợp nhất của hai dòng sông Sài Gòn - Đồng Nai cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nên giao thông đường thủy sớm phát triển, đặc biệt với những ưu đãi riêng thương cảng Sài Gòn, cách biển 45 dặm, đã sớm được hình thành từ năm 1860 và trở thành đầu mối giao thông, từ Sài Gòn đi khắp cả nước và khu vực

Với hơn 527 hiện vật, 36 ảnh và 10 bản đồ, bảng trích phòng trưng bày "Thương cảng - thương mại dịch vụ Sài gòn - thành phố Hồ Chí Minh" giới thiệu khái quát về vai trò trung tâm kinh tế của Sài Gòn đối với khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung qua các vấn đề:

- Hệ thống cảng Sài Gòn

- Chợ Bến Thành và những chợ xưa, cửa hàng chạp phô của người Hoa xưa

- Các hiện vật đo lường xưa nay...

- Hệ thống giao thông: với các bến xe, ga tàu hỏa, sân bay...

Cảng Sài Gòn:

Cảng Nhà Rồng là một phần của cảng Sài Gòn do hãng Messageries Impérials xây dựng năm 1862, Mặt sông ở đây rộng, tàu dài 300m có thể quay đầu được, chiều sâu đo được 8m khi mức nước trung bình, khi thủy triều lên có thể lên đến 10m, đảm bảo cho tàu 3000 tấn có thể vào được. Năm 1864 xây dựng xong Nhà Rồng (Hotel de Messageries), 3 cầu tàu từ Nhà Rồng chạy về hướng Tân Thuận dài 350m. Năm 1899, số tàu cập bến ngày càng nhiều, các cầu bằng gỗ không đáp ứng được, hãng Messageries Impérials đổi tên thành công ty Messageries Impérials xây dựng hai cầu tàu bằng cốt sắt dài 41,25m, rộng 8m, mỗi cầu cách nhau 18,75m nối liền với bờ bằng cầu phao rộng 10m. Đến năm 1930 hai cầu nay hư nặng và xây dựng cầu bê tông cốt sắt dài 420,2m.

Đến thập niên 50 của thế kỷ XX Cảng Sài Gòn (không kể quân cảng) chia ra 3 phần:

. Hải cảng Sài Gòn dài 4.000m nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn kể từ ranh giới quân cảng (bến đò Thủ Thiêm - đầu đường Hai Bà Trưng) gồm 3 đoạn:

- Từ ranh giới quân cảng tới vàm rạch Bến Nghé (nay là đường Tôn Đức Thắng) có 3 cầu tàu dài 81m, 64m và 43m để tàu thuyền chạy đường sông sử dụng.

- Từ rạch Bến Nghé đến Kinh Tẻ (dọc đường Nguyễn Tất Thành) có 2 bến: Nhà Rồng (dài 380m với 3 cầu tàu) và Khánh Hội (dài 1032m với 9 cầu tàu).

- Trên sông có 21 phao neo tàu (5 phao bên phải và 16 phao bên trái)

. Hải cảng Nhà Bè nằm trên sông Nhà Bè cách Sài Gòn 16km, giành cho tàu thuyền chở các hàng dễ nổ và dễ cháy, có 5 cầu tàu cho tàu chở dầu đậu và 3 phao neo tàu.

- Giang cảng Sài Gòn - Chợ Lớn dài 26.500m nằm trên các rạch Tàu Hũ, Lò Gốm, Kinh Tẻ, Kinh Đôi...

Kho hàng gồm 7.600m2 thuộc hãng Nhà Rồng, 34.200m2 thuộc bến Khánh Hội, 36.000m2 thuộc bến Tân Thuận.

Hiện nay cảng Sài Gòn có tổng diện tích 3,860,000 m2 vào gồm 5 khu vực:
- Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.
- Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km with 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài.
- Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.

Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:
- Bến Nhà Rồng (428 m)
- Bến Khánh Hội (1,264 m)
- Bến Tân Thuận (866.5 m)

Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m2 gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m2 bãi, và 80.000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện vật:

- Dụng cụ neo tàu: bích neo tàu, dây xích neo tàu, neo có ngáng.

- Dụng cụ xếp dỡ hàng: khuyên đầu dây chống mài mòn cáp, quả nặng chống xoắn cáp, móc sắt cẩu hàng, móc cẩu bành bông.

- Sưu tập hiện vật trên tàu lai dắt 240: còi tàu, phao cứu sinh cá nhân, máy viễn thông truyền lệnh từ buồng chỉ huy xuống gian máy trên tàu hơi nước để điều khiển tốc độ, bộ đèn tín hiệu:

+ Đèn trắng mũi, khoảng chiếu sáng 2250, được treo cao ít nhất 3m so với mặt nước.

+ Đèn trắng phát tín hiệu, khoảng chiếu sáng 3600, treo ở buồng lái.

+ Đèn mạn, khoảng cách chiếu sáng 112030', đèn xanh ve treo phiá trước mũi qua mạn bên phải, đèn đỏ treo phía trước mạn bên trái. Đèn mạn đặt thấp hơn ít nhất 1/4 chiều cao đèn trắng mũi.

- Sưu tập thẻ đếm bao lúa xuất nhập kho thể hiện nét nhộn nhịp của cảng.

Chợ xưa ở Sài Gòn: Như Trịnh Hoài Đức viết "Gia Định là chỗ đô hội thương thuyền của các nước, cho nên trăm món hàng hóa phải tụ hội ở đây". Và trong khắp miền Nam đất mới khi ấy, không đâu tập trung nhiều phố chợ như trên địa bàn Sài Gòn: Chợ Vải (Kinh Lấp, Nguyễn Huệ) sau này sầm uất gọi là chợ Cũ, trước khi bị chợ Bến Thành thay thế. Theo rạch Bến Nghé có nhiều Hoa thương, ghe đậu san sát ở Xóm Chiếu. Chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối (các đóng muối thành vựa). Chợ Quán, chợ Lớn xưa nằm trên nền bệnh viện Chợ Rẫy bây giờ. Hai bên bờ rạch có dãy phố lớn gọi là Tàu Khậu đón người Hoa đi biển đến thuê nhà, buôn bán. Từ Sài Gòn vào Chợ Lớn có chợ Cây Da Còm (vị trí tòa án) có cây cổ thụ già, bán thực phẩm, trống lọng yên cương ngựa cho quan viên. Tiếp theo là chợ Đũi (lụa thô) bán hàng tơ sống nay ở góc Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học, đầu Calmette. Chợ Điều Khiển chợ Cây Da Thằng Mọi (quanh khu chợ Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Trãi, Cống Quỳnh) bán chân đèn có tượng người mọi da đen đội đèn trên đầu, chợ Cây Mai, chợ Xã Tài

Phòng trưng bày dựng lại một góc Chợ Bến Thành vào thập niên sau 60 của thế kỷ XX:

Chợ Bến Thành là chợ quan trọng nhất của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi "chợ Bến Thành" đã có trước khi Pháp đến nhưng không phải ở vị trí hiện nay.

Chợ Bến Thành xưa trước đây hơn một thế kỷ được lập nên ở phía bờ sông Bến Nghé cận thành Gia Định. Ở đây phố xá trù mật, chợ làm dọc theo bến sông. Đầu Xuân có lệ vào ngày tế mạ (tức lễ tế thần của quân đội ngày xưa) có thao diễn thủy binh. Bến có đò ngang chở khách buôn ngoài sông biển vào chợ. Đầu phía Bắc là rạch Sa Ngư (là tên con rạch sau này lấp lại gọi là Kinh Lấp), có cầu ván bắc ngang, hai bên cầu có phố ngói, tụ tập cả trăm thứ hàng hóa. Dọc theo bờ sông, thuyền buôn lớn nhỏ đậu san sát.
Và theo tài liệu đã ghi chép từ lúc đầu, phố chợ Bến Thành ở phía Đông huyện Bình Dương (lúc đó Bình Dương còn là một huyện của Gia Định). Vì chợ dọc theo bến sông trước thành Phiên An (Gia Định) nên gọi là chợ Bến Thành (nghĩa là cái chợ ở bến sông thành Gia Định). Chợ ở vào khoảng giữa, tính từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay. Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), rồi trải qua trận binh lửa với Lê Văn Khôi, phố chợ này bị tàn phá đi nhiều, không còn nguyên như lúc ban đầu nữa. Đến thời Pháp đánh chiếm Gia Định, chợ được dời đến chỗ Kinh Lấp ở quãng giữa Nguyễn Huệ. Nền chợ được xây dựng lúc đó là khu đất có nhà Ngân Khố làm sau này (hiện nay là trường Ngân Hàng). Khi người Pháp muốn dời ngôi chợ cũ ở gần bến sông lùi vào trong, họ đã cho tay chân đốt cháy chợ. Chợ bị thiêu hủy vì lúc đó làm bằng vật liệu thô sơ, cột tre mái lá nên đã bị ngọn lửa thiêu hủy hoàn toàn.
Năm 1870, ngôi chợ mới được người Pháp dựng lại ở phía trong đường Kinh Lấp theo đúng ý đồ của họ. Chợ được dựng ở đường Nguyễn Huệ làm bằng cột sắt mái tôn, tường gạch khang trang. Lúc đó đường Nguyễn Huệ có con kinh chạy từ bờ sông Bến Nghé đến cuối đường Nguyễn Huệ, rồi con kinh quẹo sang phía chỗ Nhà Hát Thành Phố và chạy dài tới Sở Thú, cầu Thị Nghè hiện nay. Con kinh ở đường Nguyễn Huệ lúc đó vì có phố chợ dựng lên, nên hai bên bờ kinh người Việt, người Hoa, người Ấn và cả người Miên dựng nhà san sát để buôn bán. Xen vào có nhà gạch phố lầu của người Pháp ở và làm văn phòng hãng buôn. Những dãy phố trệt hiện nay còn dăm ba căn ở bên cạnh Sở Ngân Khố, là nhà của người Hoa mở ra bán hủ tíu, thịt quay, cháo cá, cà phê. Cũng có dăm hiệu thuốc bắc được mở ra, và đôi ba hiệu của người Ấn bán vải, tơ lụa, tạp hóa, cà ri, nước hoa.
Phố chợ mỗi ngày một thêm sầm uất vì trên bên dưới thuyền từ Lục tỉnh lui tới mang hàng lên, mua hàng về.
Khi tờ báo "Lục Tỉnh Tân Văn" xuất bản, lúc đầu cũng tới đây thuê hai căn phố lầu để làm tòa soạn cho tiện việc giao dịch với các cộng tác viên ở Lục tỉnh lên xuống. Các tay cai tổng, hương chức, điền chủ từ Lục tỉnh đi ghe thuyền, tàu đò lên thành phố chơi hay mua sắm đồ đều tới khu chợ Bến Thành này thuê nhà trọ trú đêm, vì nơi đây tiện chợ và có quán tiệm mở ăn nhậu suốt đêm.

Được ít năm, ngôi chợ Bến Thành này cũng được dời đi vì người Pháp lập con kinh làm đường lớn chạy từ mé sông tới Tòa Đô Chính với những cơ sở của người Pháp được lập ra như sở Ngân Khố, sở Thương Cảng và con đường mang tên Charner, tên một sĩ quan thủy binh Pháp.
Ngôi chợ Bến Thành cũ được dời về địa điểm mới, nhưng khu phố chợ cũ người Hoa vẫn duy trì những quán cà phê, hủ tíu và những hiệu thuốc bắc. Những sản phẩm của người Trung Hoa bán như miến Tàu, bóng cá, vi cá, sâm nhung, yến sào được mở ra san sát bên nhau. Rồi tiện bến sông, chiều chiều người dân chài lưới bên rạch gần đó mang tôm cá, cua tươi và rau quả lên bán ở khu phố này. Vì vậy người ta gọi là Chợ Cũ. Ngày nay Chợ Cũ vẫn còn duy trì và nhóm mỗi ngày.

Chợ Bến Thành hiện nay gọi là chợ "Bến Thành mới" hay gọi là "chợ mới Saigon" cũng vậy. Khi người Pháp có dự án chỉnh trang mở rộng đường phố Saigon - Cholon, người ta đã cho dời ngôi chợ Bến Thành cũ từ đường Kinh Lấp Nguyễn Huệ về khu Bùng Binh ở giữa các trục lộ như Hàm Nghi, Phạm Ngũ Lão, Lê Lai, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn. Ngôi chợ mới này được khởi công xây dựng đầu thế kỷ 20 khoảng năm 1912 đến năm 1914 mới hoàn thành.
Ngôi chợ Bến Thành mới được xây cất trên một khu đất khoảng 10.000 mét vuông, nằm quanh bởi bốn con đường Lê Lợi. Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Chợ được xây bằng gạch, cột kèo sắt, mái ngói, có cột tháp cao treo đồng hồ để cho khách đi chợ xem giờ.
Ngày khánh thành chợ "Bến Thành mới" lúc đó được tổ chức thật rầm rộ. Người từ các tỉnh được báo trước một tháng nên khắp nơi người người nô nức hẹn nhau đến ngày khai trường chợ để tới mua sắm và ngắm cảnh chợ mới. Các người Hoa, người Ấn... cũng đổ xô tới mua sạp để bày bán thuốc điếu, tơ lụa, thực phẩm.
Hiện vật:

Các phương tiện đo lường:

Thước đo vải bằng gỗ cẩn ốc

Các loại cân: cân đòn gỗ 150kg, cân đòn sắt 150kg, cân xích 13kg, cân dĩa 10kg, cân treo, cân tự động. Các quả cân bằng đồng xưa độc đáo ở chỗ mỗi quả cân được đúc một kiểu khác nhau, mỗi quả có hoa văn khác nhau...

Hệ thống giao thông:

Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho:

Được xây dựng theo đề án của Giám đốc Sở Công chánh Eyriand des Vergues từ năm 1881 đến ngày 20/7/1885 công trình hoàn thành nhưng hàng hóa phải chuyển sang bên kia sông Bến Lức mới lên tàu. Đến tháng 5/1886 xe lửa mới chạy xuyên suốt tới Mỹ Tho. Sự ra đời của tuyến đường xe lửa này đánh dấu mốc quan trọng về phát triển giao thông đường bộ ở Nam kỳ và kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho chỉ mất 3 giờ thay vì 12 giờ như trước kia. Sau 60 năm tồn tại, vì sự phát triển mạnh mẽ của đường bô, các phương tiện cơ giới và chiến tranh, thập kỷ 50 của thế kỷ XX, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho ngưng hoạt động.

Cầu Thủ Thiêm

Là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn thuộc Quận 2Quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có 6 làn xe, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm hiện hữu của thành phố. Theo dự kiến, tiến độ thi công cầu này hoàn thành vào dịp 30 tháng 4 năm 2005 nhưng do công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm trễ nên dự án hoàn thành vào cuối năm 2007. Tổng kinh phí xây dựng cầu lên đến 1.099,6 tỷ đồng. Tổng thầu là Tổng công ty xây dựng số 1 thuộc Bộ Xây dựng.

Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe. Nút giao phía quận Bình Thạnh gồm một hầm chui trực thông dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe. Đường dẫn phía quận 2 dài 280m, mặt cắt ngang 47m. Đường gom có tổng chiều dài 1.460 m, phía quận Bình Thạnh rộng 10,5 m, phía quận 2 rộng 9,5 m.

Điểm đầu dự án là giao giữa đường Ngô Tất Tố với đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Bình Thạnh. Điểm cuối dự án kết nối với đường Lương Định Của (quận 2), tương lai nối với đại lộ Đông - Tây; hướng tuyến theo tim đường Ngô Tất Tố hiện hữu vượt sông Sài Gòn.

Sân bay Tân Sơn Nhất

Được xây dựng năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất.

Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.

Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.

Năm 1959 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.

Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau sự kiện 30 tháng 4, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Hiện có 40 hãng hàng không đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. 3 hãng Hàng không Cebu Pacific , Lion AirThai AirAsia là 3 hãng hàng không mới nhất có các đường bay đến Tân Sơn Nhất.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam. Hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích (800 ha/1.977 acres so với diện tích 650 ha/1.606 acres của Sân bay quốc tế Nội BàiSân bay quốc tế Đà Nẵng. Và về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm, so với công suất hiện tại của Nội Bài là 6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 2 triệu, và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất, năm 2007 đã có 11 triệu lượt khách thông qua, chiếm 55% tổng lượng khách (20 triệu) trong các sân bay Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

source

http://www.hcmc-museum.edu.vn/tintuc/default.aspx?cat_id=781&news_id=736

Tags: | Edit Tags
Tuesday December 2, 2008 - 10:24am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Thánh Đường cổ Việt Nam
Thánh Đường cổ Việt Nam magnify
11-17-2007, 12:39 PM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

Bắc Tinh


Chánh Tòa Vinh


Đại Ơn
Reply With Quote
banggg
#47
Old 11-17-2007, 02:59 PM
trungtu's Avatar
trungtu
Guest

Location: Australia
Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

Cảm ơn Banggg nhiều. Bộ sưu tập này thật tốn hao nhiều công sức mới có được.
Reply With Quote
trungtu
#48
Old 11-21-2007, 01:59 PM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

http://www.skyscrapercity.com/forumdisplay.php?f=588

đây là link chính thức nếu các bạn nào có hứng thú với đề tài nhà thờ cổ này

cũng mong là moderator hiểu đây không phải là link quảng cáo, mà mình thấy có vài bạn thật lòng muốn tìm hiểu hoặc tò mò muốn biết thêm, nên đừng xoá link này

thread này thì mình sẽ tiếp tục update mỗi tuần cho những bạn ở trong forum này, nó cũng là copy 100% của link trên, nhưng như mình đã nói, thread này mình chỉ upload hình, chứ không cho chi tiết nhiều như link trên

vì thiệt sự mình không có thời giờ nhiều, và cũng không có cảm giác khi nói lại cái cũ

hiện tại, trong forum skyscrapercity.com, mình có 2 thread nhà thờ chứ không phải 1, vì moderator ở bên đó, nói là thread thứ nhất nhiều quá, nên phải khóa đi để làm cái thứ hai

cám ơn!
Reply With Quote
banggg
#49
Old 11-30-2007, 10:18 PM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

y
Reply With Quote
banggg
#50
Old 12-01-2007, 09:40 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

nhà thờ Đức Bà lúc chưa có tháp chuông


một nh2 thờ mới ở lào Cai


Lào Cai
Reply With Quote
banggg
#51
Old 12-01-2007, 09:41 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

huyện sỹ sài gòn


huyện sỹ


nhà thờ Cha Tam chợ Lớn nơi tổng thống ngô đình diệm bị ám sát
Reply With Quote
banggg
#52
Old 12-01-2007, 09:45 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

nhà thờ tân định kỷ niệm giáng sinh của bao nhiêu người sàigon


tân định


nhà thờ này rất quen thuộc ở sàigo2n, nhưng nhất thời quên tên
Reply With Quote
banggg
#53
Old 12-01-2007, 09:46 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

nhà thờ saint paul sàigon


nhà thờ gần trường con gái saint oauk ngày xưa


một nhà thờ ở nha trang
Reply With Quote
banggg
#54
Old 12-01-2007, 09:47 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

nhà thờ lớn hàno65i


nhà thờ lớn hàno65i


bên trong nhà thờ nha trang
Reply With Quote
banggg
#55
Old 12-01-2007, 09:50 AM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

ha2 nam ninh


thanh hoa1


dalat
Reply With Quote
banggg
#56
Old 12-23-2007, 01:16 PM
banggg's Avatar
banggg
Guest

Posts: n/a
Default Re: Thánh Đường cổ Việt Nam

Merry Christmas to everyone!

xin lỗi mọi người mình ít vào đây và hình ảnh nhà thờ thì thường xuyên update vào trang website bên kia, sau Giáng Sinh sẽ tiếp tục post tiếp

nếu ai muốn coi hình nhà thờ VN trong dịp Giáng Sinh này thì vẫn có thể vào trang websites trên

thank you!
have a merry merry Christmas

source

http://www.vnspace.com/forums/showthread.php?t=160804&page=4

Tags: | Edit Tags
Tuesday December 2, 2008 - 10:06am (EST) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét