Khúc Ca Đồng Tháp
Cập nhật lúc 8:22:16 PM - 10/09/2010
Bài và ảnh: Trần Công Nhung/ViễnĐôngĐường về Gò Tháp.
“Đây Tháp Mười... phương Nam tôi thân yêu. Sông lúa vờn... vợn trong ánh nắng chiều.
Vang tiếng chày... khắp chốn cô liêu. Đây Tháp Mười... mênh mông này quanh năm. Có những mùa... trồng dâu ta ươm tằm. Có những mùa ... trồng khoai hay hái cà.
Tháp Mười ơi... Đây miền Na... Say tự do...Vui bình an...
Hò ơ hò hò ơi. Ai vô Đồng Tháp mà nghe. Có chiều chiều về em bé. Em bé hát vè... vè mà chơi. Đồng xanh xanh ngát chân trời.
Ơ ơ ời ... ời ơ ờ ờ ơi. Hò ơi ...Quanh năm đồng lúa phì nhiêu. Lúa nhiều... Nuôi dân no ấm tang tình... tình tình tang.
Ai đi xin nhớ xóm làng. Quanh năm cày cấy cho nhà. Nhà Việt Nam...”
(Khúc ca Đồng Tháp của Thu Hồ - Trọng Danh)
Shopping center
Có lẽ không một người miền Nam nào không từng nghe “Khúc ca Đồng Tháp” của nhạc sĩ Thu Hồ, bài hát phổ biến như một bài dân ca. Âm điệu và ca từ rõ ràng dễ dãi như tâm tình người miền Nam. Ca khúc vẽ ra một thời thanh bình của miền Tây sông nước, một thời chan hòa tình người đó đây. Không ai còn lạ với tên Gò Tháp (Mười). Nhưng, hỏi vào chi tiết thì hầu hết không ai trả lời một cách chính xác rõ ràng. Tại sao gọi Gò Tháp Mười? Ở đó có tháp 10 tầng, hay tháp thứ 10? (1) Có từ bao giờ? Của Miên hay của ta?... Tháp có từ thời Phù Nam hay cận đại? Chính tôi cũng mơ hồ, mặc dù rất thích “Khúc Ca Đồng Tháp” của Thu Hồ, đã xem Như Quỳnh duyên dáng trong một vũ khúc về Tháp Mười. Dư âm điệp khúc “Tháp mười ơi.., Tháp Mười ơi..., Tháp Mười ơi...” là tiếng gọi âm u than vãn, làm cho tôi nao nao một cảm xúc rất lạ, khi hình dung ngôi tháp cổ giữa cánh đồng mênh mông nước bạc từ Biển Hồ đổ về, y như khi nghe Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn mà nhớ núi đồi Việt Bắc. Nghe như có tiếng gió hú về đâu đây...
Năm ngoái tôi đã lên lịch đi tìm Gò Tháp, nhưng trúng mùa nước nổi, nhiều người cho hay vào Gò Tháp đường đất bị ngập, khó đi, nên dành lại năm nay. Trong một buổi họp mặt với các bạn nhiếp ảnh ở Sài Gòn, nhạc sĩ lão thành Ngọc Sơn, tác giả ca khúc “Một trăm phần trăm” (2), bản nhạc mà người lính Cộng Hòa ai cũng thuộc. Anh Ngọc Sơn cho biết: Dưới thời TT Ngô Đình Diệm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (Đại Tá) đã có công tổ chức ba buổi đại nhạc hội gây quỹ để xây Tháp Mười (10 tầng). Sau năm 1960, đối phương cho là tháp do thám, vì mùa nước lên chỉ có Gò Tháp không bị ngập, họ đã giật sập tháp, nay chỉ còn lại di tích nền. Chi tiết khá hay, tôi nhờ anh Ngọc Sơn tìm giùm địa chỉ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, để đến thăm và tìm hiểu thêm về Gò Tháp Mười, trước khi đi. Thăm Nguyễn Văn Đông thì chắc chắn không có gì rắc rối, tuy là lính mang trên vai ba hoa mai bạc (Đại Tá), nhưng nhạc ông chứa đựng toàn tình cảm mộc mạc, trong sáng và đẹp lung linh:
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi... bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi... em ơi !
(Nhớ một chiều xuân)
Chuẩn bị đến nhà trai.
(...) ngày nay tuy đã “thông thoáng” nhưng “đi đứng gặp gỡ” còn nhiều “vấn đề nhạy cảm”, mặc dù mình chẳng có mưu đồ gì, mà, đôi khi chỉ do lòng hâm mộ tài hoa khí phách “người đương thời”. Trước 75, tôi đã có một bộ phim về những cây “đại thụ” trong làng văn thơ, những hình ảnh (theo tôi nghĩ) rất cần cho các thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứu (3). Nhưng thời cuộc đổi thay như cơn bão ập đến cuốn đi tất cả... Ngày nay mỗi lần về thăm quê nhà, hễ có dịp tôi cũng muốn ghi chân dung của những người đã đóng góp tài năng tâm huyết của mình cho nền học thuật nước nhà, nay tóc đã ngả màu, chẳng mấy chốc sẽ vĩnh viễn ra đi. Công việc không nặng nhọc, mà không đơn giản...
Theo chỉ dẫn của anh Ngọc Sơn, tôi tới góc đường Nguyễn Trọng Tuyển - Nguyễn Văn Trỗi (Công Lý), vào một buổi sáng. Đây là quán bánh mì Nhiên Hương số 271A, căn phố hẹp, tủ bánh choán gần hết lối đi. Từ bên kia đường tôi bước qua, khi nghe tôi nói đến thăm nhạc sĩ, một người đàn bà lớn tuổi da ngăm đen ra chào và nói: “Ông nhà tôi đi tập thể dục không có nhà, ông cho biết tên và số phôn, tôi sẽ báo sau”. Tôi trao bà cái danh thiếp và giải thích thêm ý định của mình. Suốt ngày hôm đó không thấy tin, tôi nghĩ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không muốn cho tôi gặp. Tự nhiên tôi mất đi hăm hở lúc đầu, sự việc hoàn toàn khác với thời tôi đi chụp chân dung văn thi sĩ trước 75. Tuy nhiên tôi không ngạc nhiên, dù là nghệ sĩ cũng phải phòng xa, nhất là tuổi càng cao càng sợ đủ thứ, mọi thứ đã bị thời gian bào mòn, bị thời thế làm teo tóp. Chuyện ai cũng có thể hiểu trong hoàn cảnh quê hương hôm nay (4).
Đi tìm Gò Tháp Mười, tôi được hai bạn nhiếp ảnh trẻ (Dũng và Tú) xung phong chở. Tú có ông cậu làm giám đốc khu di tích, và biết đường đi, thường người ta về Tháp Mười phải qua ngả An Hữu - Cao Lãnh, xa hơn.
5 giờ sáng Dũng đã nháy máy (phone) đợi tôi trước khách sạn Vỹ Hạ 2, hẹn với Tú tại lò bánh mì Như Lan trên đại lộ Hàm Nghi rồi qua xa lộ Nam (Phú Mỹ Hưng) đi Long An. Xa lộ Nam là đoạn đường thoáng đẹp, chưa bao giờ có nạn kẹt xe, nhà cửa thiết kế theo phong cách phương Tây; tuy vậy những khu “tập kết” ve chai hai bên đường vừa mất vệ sinh vừa phá vẻ mỹ quan của khu đô thị mới. Đây cũng là hình ảnh phổ biến trong xã hội VN ngày nay, quán ăn, nhà hàng, cạnh hố rác, cạnh nhà vệ sinh. Hình ảnh những nhà vệ sinh ở Hà Nội (bờ Hồ), Sài Gòn (bến xe buýt), biến thành “shopping center”, bán đủ thứ hàng hóa cả nước uống bánh kẹo. Thật ghê tởm. Một “đất nước anh hùng” mà khốn khổ vậy sao? Nơi nào cũng đầy khẩu hiệu “Văn minh, Văn hóa, Thân thiện”, sao lại “bảo dưỡng” một loại hình như vậy! Nói ra thì đau lòng, nhưng có muốn khác cũng “bó tay”.
Đến Long An, trời vừa sáng, chúng tôi rẽ về Mộc Hóa. Các bạn muốn ghé điểm tâm, tôi đề nghị: “Còn sớm, ở đây bụi bặm ồn ào, cứ chạy ra khỏi hẳn thành phố rồi gặp quán cháo cá thì dừng. Về miền Tây mà ăn phở, không hợp lý, cháo cá lóc rau đắng mới là đặc sản”. QL 62 đi Mộc Hóa, không rộng nhưng tốt, ít xe. Tưởng ra ngoại ô có quán hàng, hóa ra càng xa càng vắng, chỉ có cà phê cốc lai rai. Đường về Mộc Hóa cảnh trí bình bình, con sông đào cặp theo lộ chẳng có gì đặc biệt, mãi mới gặp chiếc cầu khỉ, một hình ảnh ngày nay đã hiếm. Chạy thêm một đỗi, chợt bên kia sông hiện ra một mảng màu vàng đỏ rực rỡ lung linh bóng nước: Đám cưới nhà quê. Thời nay chuyện cưới hỏi ở thôn quê khá linh đình, rạp lều, phong màn chuẩn bị cho ngày hội lứa đôi, có cả ban nhạc xập xình khuấy động xóm làng. Chưa đến giờ hành lễ, chưa thấy nhà trai nhà gái, chỉ một vài cô trong tà áo dài trắng thấp thoáng vào ra, điểm thêm màu sắc cho bức tranh sông nước đồng quê trong ngày vui hôm nay. Mặt sông lặng như tờ, cảnh vật soi bóng nét như gương. Tôi lần xuống mé sông để tránh mấy lùm cây trước mặt, tôi xê dịch qua lại, chờ đợi, chụp thật nhiều. Màu sắc đám cưới thì đâu cũng có, nhưng
màu sắc đầu ngày thế cũng đã làm nóng máy, chúng tôi hăm hở chạy tiếp. Lại một hồ nước rộng, có rừng cây dài in bóng, hình ảnh của hòa bình an lạc, lại dừng chân ghi thêm hình ảnh của một miền quê. Lúc này ai cũng mong gặp quán ăn, ngon dở không cần, sau hai lần bấm máy, bụng đã cồn cào làm reo.
Mãi đến lúc về thị trấn Tân Thạnh mới có phở, hủ tiếu. Điểm tâm xong đã gần 8 giờ. Chúng tôi tiếp tục qua tỉnh lộ 829, sau đó rẽ theo tỉnh lộ 865 về huyện Tháp Mười. Thị trấn huyện, nhà cửa đơn sơ, xe cộ chỉ một vài, không gì nổi bật, hình ảnh như bao nơi khác của miền đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc cầu nhỏ còn dang dở, người đi bộ vẫn qua. Chúng tôi vào chợ Mỹ An tìm thăm một người quen để hỏi thêm tin tức. Đi Gò Tháp không gì khó: Từ thị trấn theo tỉnh lộ 845 vô xã Mỹ Hòa khoảng 7km, sẽ có bảng chỉ vào Gò Tháp. Nhìn lại đồng hồ hãy còn sớm, hy vọng kịp về chiều nay. Thực ra tôi còn ở lại để về chùa Phước Kiến tìm một giống sen lạ, nhưng trái đường đi; vả chăng trời nóng quá, người tháo mồ hôi đã thấm mệt, nên mong xong việc trở về nơi nghỉ ngơi lấy sức.
Bưu Điện huyện Tháp Mười.
Lúc chúng tôi chạy qua cầu Kinh 12000, có bảng lớn bên đường: Gò Tháp 1km500. Tôi thấy có gì khó đâu, đường nhựa phẳng phiu dẫn vào một khu nhiều cây cao bóng cả, vậy mà cứ đồn “đường đất ngập nước”. Chúng tôi vào ngay văn phòng ban quản trị Gò Tháp và được một cô hướng dẫn trẻ niềm nở tiếp. Trong khi trà nước, tôi gợi chuyện để biết sơ những điều căn bản trước khi đi thăm từng điểm.
- Xin lỗi cháu.. cháu làm đây lâu chưa?
- Cháu là Hươngï, cháu ra trường Cao Đẳng Du Lịch, về đây được 1 năm.
- Tên Tháp Mười nghĩa là sao, có từ bao giờ?
- Dạ theo những gì cháu học thì tên Tháp Mười có từ thế kỷ XIX, và xa xưa nữa, có 2 giả thuyết: Thuyết thứ nhất nói đây là tháp thứ 10 tính từ các tháp đền Angkor dưới thời vua Chân Lạp. Thuyết thứ hai nói đây là tháp canh thứ 10 tính từ Cần Lố Ba Sao (Cao Lãnh) trong thời kháng chiến chống Pháp của hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương, Đốc Bình Kiều. Đến thời chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây một tháp 10 tầng cao 42m. Đêm 19-12-1959 tháp bị đặc công tỉnh Kiến Phong (Đồng Tháp) đánh sập. Sau này có dự án làm lại nhưng vì tháp do “ngụy quyền” xây nên thôi.
- Mặt bằng khu di tích rộng bao nhiêu? Người nước ngoài có hay đến nghiên cứu?
- Toàn khu di tích 400 hecta. Khu trung tâm 50 hecta. Khu sinh thái 166 hecta. (tràm, sen), còn lại là khu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Chưa thấy người nước ngoài đến nghiên cứu. Thỉnh thoảng có một hai người đi theo đoàn du lịch.
- Ngày hội Gò Tháp vào tháng nào cháu?
- Dạ, hàng năm có 2 ngày: Rằm tháng 3 vía Bà Chúa Xứ, rằm tháng 11 lễ hội hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều. Hai ngày này có hàng ngàn người các nơi về dự.
- Bây giờ mình đi, mỗi điểm có xa nhau lắm không?
- Dạ gần, dọc hai bên đường vào trong một đoạn thôi.
(Còn tiếp)
Trần Công Nhung
05-2010
(1). Tương tự Dinh Mười (chuyện Người con gái Dinh Mười trang 183 QHQOK tập 1).
(2). Của Ngọc Sơn và Tuấn Hải (hiện ở Úc). Có nhiều bài viết trên net ghi của Lê Dinh, Anh Bằng... là không đúng. “Tản mạn đường xa 10” sẽ ghi sự tích nhạc bản “Một trăm phần trăm”.
(3). “Chân dung văn nghệ sĩ”, từ Duyên Anh đến Vũ Hoàng Chương, Lãng Nhân, Vi Huyền Đắc.. (triển lãm năm 1972 tại Nha Trang), mấy chục chân dung luôn cả sinh hoạt đời thường, mỗi vị mấy cuốn phim. Tiếc thay trong lần vượt biển bị gạt, chủ ghe mang nộp tất cả cho công an, bao nhiêu công lao của tôi vào thùng rác. Nay chỉ còn những hồi ức ghi lại trong “Về Nhiếp Ảnh” in 2004.
(4). Không riêng gì NS Nguyễn Văn Đông mà còn nhiều nhiều tầng lớp được gọi là trí, vì quá lo xa, quá sợ hãi đến nỗi hôm nay bầu trời đẹp cũng không dám nhìn...
source
Vien Dong Daily
Vang tiếng chày... khắp chốn cô liêu. Đây Tháp Mười... mênh mông này quanh năm. Có những mùa... trồng dâu ta ươm tằm. Có những mùa ... trồng khoai hay hái cà.
Tháp Mười ơi... Đây miền Na... Say tự do...Vui bình an...
Hò ơ hò hò ơi. Ai vô Đồng Tháp mà nghe. Có chiều chiều về em bé. Em bé hát vè... vè mà chơi. Đồng xanh xanh ngát chân trời.
Ơ ơ ời ... ời ơ ờ ờ ơi. Hò ơi ...Quanh năm đồng lúa phì nhiêu. Lúa nhiều... Nuôi dân no ấm tang tình... tình tình tang.
Ai đi xin nhớ xóm làng. Quanh năm cày cấy cho nhà. Nhà Việt Nam...”
(Khúc ca Đồng Tháp của Thu Hồ - Trọng Danh)
Shopping center
Có lẽ không một người miền Nam nào không từng nghe “Khúc ca Đồng Tháp” của nhạc sĩ Thu Hồ, bài hát phổ biến như một bài dân ca. Âm điệu và ca từ rõ ràng dễ dãi như tâm tình người miền Nam. Ca khúc vẽ ra một thời thanh bình của miền Tây sông nước, một thời chan hòa tình người đó đây. Không ai còn lạ với tên Gò Tháp (Mười). Nhưng, hỏi vào chi tiết thì hầu hết không ai trả lời một cách chính xác rõ ràng. Tại sao gọi Gò Tháp Mười? Ở đó có tháp 10 tầng, hay tháp thứ 10? (1) Có từ bao giờ? Của Miên hay của ta?... Tháp có từ thời Phù Nam hay cận đại? Chính tôi cũng mơ hồ, mặc dù rất thích “Khúc Ca Đồng Tháp” của Thu Hồ, đã xem Như Quỳnh duyên dáng trong một vũ khúc về Tháp Mười. Dư âm điệp khúc “Tháp mười ơi.., Tháp Mười ơi..., Tháp Mười ơi...” là tiếng gọi âm u than vãn, làm cho tôi nao nao một cảm xúc rất lạ, khi hình dung ngôi tháp cổ giữa cánh đồng mênh mông nước bạc từ Biển Hồ đổ về, y như khi nghe Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn mà nhớ núi đồi Việt Bắc. Nghe như có tiếng gió hú về đâu đây...
Năm ngoái tôi đã lên lịch đi tìm Gò Tháp, nhưng trúng mùa nước nổi, nhiều người cho hay vào Gò Tháp đường đất bị ngập, khó đi, nên dành lại năm nay. Trong một buổi họp mặt với các bạn nhiếp ảnh ở Sài Gòn, nhạc sĩ lão thành Ngọc Sơn, tác giả ca khúc “Một trăm phần trăm” (2), bản nhạc mà người lính Cộng Hòa ai cũng thuộc. Anh Ngọc Sơn cho biết: Dưới thời TT Ngô Đình Diệm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (Đại Tá) đã có công tổ chức ba buổi đại nhạc hội gây quỹ để xây Tháp Mười (10 tầng). Sau năm 1960, đối phương cho là tháp do thám, vì mùa nước lên chỉ có Gò Tháp không bị ngập, họ đã giật sập tháp, nay chỉ còn lại di tích nền. Chi tiết khá hay, tôi nhờ anh Ngọc Sơn tìm giùm địa chỉ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, để đến thăm và tìm hiểu thêm về Gò Tháp Mười, trước khi đi. Thăm Nguyễn Văn Đông thì chắc chắn không có gì rắc rối, tuy là lính mang trên vai ba hoa mai bạc (Đại Tá), nhưng nhạc ông chứa đựng toàn tình cảm mộc mạc, trong sáng và đẹp lung linh:
Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi... bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm phương trời ấy
Người còn buồn còn thương còn nhớ
Nắng phai rồi... em ơi !
(Nhớ một chiều xuân)
Chuẩn bị đến nhà trai.
(...) ngày nay tuy đã “thông thoáng” nhưng “đi đứng gặp gỡ” còn nhiều “vấn đề nhạy cảm”, mặc dù mình chẳng có mưu đồ gì, mà, đôi khi chỉ do lòng hâm mộ tài hoa khí phách “người đương thời”. Trước 75, tôi đã có một bộ phim về những cây “đại thụ” trong làng văn thơ, những hình ảnh (theo tôi nghĩ) rất cần cho các thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứu (3). Nhưng thời cuộc đổi thay như cơn bão ập đến cuốn đi tất cả... Ngày nay mỗi lần về thăm quê nhà, hễ có dịp tôi cũng muốn ghi chân dung của những người đã đóng góp tài năng tâm huyết của mình cho nền học thuật nước nhà, nay tóc đã ngả màu, chẳng mấy chốc sẽ vĩnh viễn ra đi. Công việc không nặng nhọc, mà không đơn giản...
Theo chỉ dẫn của anh Ngọc Sơn, tôi tới góc đường Nguyễn Trọng Tuyển - Nguyễn Văn Trỗi (Công Lý), vào một buổi sáng. Đây là quán bánh mì Nhiên Hương số 271A, căn phố hẹp, tủ bánh choán gần hết lối đi. Từ bên kia đường tôi bước qua, khi nghe tôi nói đến thăm nhạc sĩ, một người đàn bà lớn tuổi da ngăm đen ra chào và nói: “Ông nhà tôi đi tập thể dục không có nhà, ông cho biết tên và số phôn, tôi sẽ báo sau”. Tôi trao bà cái danh thiếp và giải thích thêm ý định của mình. Suốt ngày hôm đó không thấy tin, tôi nghĩ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không muốn cho tôi gặp. Tự nhiên tôi mất đi hăm hở lúc đầu, sự việc hoàn toàn khác với thời tôi đi chụp chân dung văn thi sĩ trước 75. Tuy nhiên tôi không ngạc nhiên, dù là nghệ sĩ cũng phải phòng xa, nhất là tuổi càng cao càng sợ đủ thứ, mọi thứ đã bị thời gian bào mòn, bị thời thế làm teo tóp. Chuyện ai cũng có thể hiểu trong hoàn cảnh quê hương hôm nay (4).
Đi tìm Gò Tháp Mười, tôi được hai bạn nhiếp ảnh trẻ (Dũng và Tú) xung phong chở. Tú có ông cậu làm giám đốc khu di tích, và biết đường đi, thường người ta về Tháp Mười phải qua ngả An Hữu - Cao Lãnh, xa hơn.
5 giờ sáng Dũng đã nháy máy (phone) đợi tôi trước khách sạn Vỹ Hạ 2, hẹn với Tú tại lò bánh mì Như Lan trên đại lộ Hàm Nghi rồi qua xa lộ Nam (Phú Mỹ Hưng) đi Long An. Xa lộ Nam là đoạn đường thoáng đẹp, chưa bao giờ có nạn kẹt xe, nhà cửa thiết kế theo phong cách phương Tây; tuy vậy những khu “tập kết” ve chai hai bên đường vừa mất vệ sinh vừa phá vẻ mỹ quan của khu đô thị mới. Đây cũng là hình ảnh phổ biến trong xã hội VN ngày nay, quán ăn, nhà hàng, cạnh hố rác, cạnh nhà vệ sinh. Hình ảnh những nhà vệ sinh ở Hà Nội (bờ Hồ), Sài Gòn (bến xe buýt), biến thành “shopping center”, bán đủ thứ hàng hóa cả nước uống bánh kẹo. Thật ghê tởm. Một “đất nước anh hùng” mà khốn khổ vậy sao? Nơi nào cũng đầy khẩu hiệu “Văn minh, Văn hóa, Thân thiện”, sao lại “bảo dưỡng” một loại hình như vậy! Nói ra thì đau lòng, nhưng có muốn khác cũng “bó tay”.
Đến Long An, trời vừa sáng, chúng tôi rẽ về Mộc Hóa. Các bạn muốn ghé điểm tâm, tôi đề nghị: “Còn sớm, ở đây bụi bặm ồn ào, cứ chạy ra khỏi hẳn thành phố rồi gặp quán cháo cá thì dừng. Về miền Tây mà ăn phở, không hợp lý, cháo cá lóc rau đắng mới là đặc sản”. QL 62 đi Mộc Hóa, không rộng nhưng tốt, ít xe. Tưởng ra ngoại ô có quán hàng, hóa ra càng xa càng vắng, chỉ có cà phê cốc lai rai. Đường về Mộc Hóa cảnh trí bình bình, con sông đào cặp theo lộ chẳng có gì đặc biệt, mãi mới gặp chiếc cầu khỉ, một hình ảnh ngày nay đã hiếm. Chạy thêm một đỗi, chợt bên kia sông hiện ra một mảng màu vàng đỏ rực rỡ lung linh bóng nước: Đám cưới nhà quê. Thời nay chuyện cưới hỏi ở thôn quê khá linh đình, rạp lều, phong màn chuẩn bị cho ngày hội lứa đôi, có cả ban nhạc xập xình khuấy động xóm làng. Chưa đến giờ hành lễ, chưa thấy nhà trai nhà gái, chỉ một vài cô trong tà áo dài trắng thấp thoáng vào ra, điểm thêm màu sắc cho bức tranh sông nước đồng quê trong ngày vui hôm nay. Mặt sông lặng như tờ, cảnh vật soi bóng nét như gương. Tôi lần xuống mé sông để tránh mấy lùm cây trước mặt, tôi xê dịch qua lại, chờ đợi, chụp thật nhiều. Màu sắc đám cưới thì đâu cũng có, nhưng
màu sắc đầu ngày thế cũng đã làm nóng máy, chúng tôi hăm hở chạy tiếp. Lại một hồ nước rộng, có rừng cây dài in bóng, hình ảnh của hòa bình an lạc, lại dừng chân ghi thêm hình ảnh của một miền quê. Lúc này ai cũng mong gặp quán ăn, ngon dở không cần, sau hai lần bấm máy, bụng đã cồn cào làm reo.
Mãi đến lúc về thị trấn Tân Thạnh mới có phở, hủ tiếu. Điểm tâm xong đã gần 8 giờ. Chúng tôi tiếp tục qua tỉnh lộ 829, sau đó rẽ theo tỉnh lộ 865 về huyện Tháp Mười. Thị trấn huyện, nhà cửa đơn sơ, xe cộ chỉ một vài, không gì nổi bật, hình ảnh như bao nơi khác của miền đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc cầu nhỏ còn dang dở, người đi bộ vẫn qua. Chúng tôi vào chợ Mỹ An tìm thăm một người quen để hỏi thêm tin tức. Đi Gò Tháp không gì khó: Từ thị trấn theo tỉnh lộ 845 vô xã Mỹ Hòa khoảng 7km, sẽ có bảng chỉ vào Gò Tháp. Nhìn lại đồng hồ hãy còn sớm, hy vọng kịp về chiều nay. Thực ra tôi còn ở lại để về chùa Phước Kiến tìm một giống sen lạ, nhưng trái đường đi; vả chăng trời nóng quá, người tháo mồ hôi đã thấm mệt, nên mong xong việc trở về nơi nghỉ ngơi lấy sức.
Bưu Điện huyện Tháp Mười.
Lúc chúng tôi chạy qua cầu Kinh 12000, có bảng lớn bên đường: Gò Tháp 1km500. Tôi thấy có gì khó đâu, đường nhựa phẳng phiu dẫn vào một khu nhiều cây cao bóng cả, vậy mà cứ đồn “đường đất ngập nước”. Chúng tôi vào ngay văn phòng ban quản trị Gò Tháp và được một cô hướng dẫn trẻ niềm nở tiếp. Trong khi trà nước, tôi gợi chuyện để biết sơ những điều căn bản trước khi đi thăm từng điểm.
- Xin lỗi cháu.. cháu làm đây lâu chưa?
- Cháu là Hươngï, cháu ra trường Cao Đẳng Du Lịch, về đây được 1 năm.
- Tên Tháp Mười nghĩa là sao, có từ bao giờ?
- Dạ theo những gì cháu học thì tên Tháp Mười có từ thế kỷ XIX, và xa xưa nữa, có 2 giả thuyết: Thuyết thứ nhất nói đây là tháp thứ 10 tính từ các tháp đền Angkor dưới thời vua Chân Lạp. Thuyết thứ hai nói đây là tháp canh thứ 10 tính từ Cần Lố Ba Sao (Cao Lãnh) trong thời kháng chiến chống Pháp của hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương, Đốc Bình Kiều. Đến thời chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây một tháp 10 tầng cao 42m. Đêm 19-12-1959 tháp bị đặc công tỉnh Kiến Phong (Đồng Tháp) đánh sập. Sau này có dự án làm lại nhưng vì tháp do “ngụy quyền” xây nên thôi.
- Mặt bằng khu di tích rộng bao nhiêu? Người nước ngoài có hay đến nghiên cứu?
- Toàn khu di tích 400 hecta. Khu trung tâm 50 hecta. Khu sinh thái 166 hecta. (tràm, sen), còn lại là khu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Chưa thấy người nước ngoài đến nghiên cứu. Thỉnh thoảng có một hai người đi theo đoàn du lịch.
- Ngày hội Gò Tháp vào tháng nào cháu?
- Dạ, hàng năm có 2 ngày: Rằm tháng 3 vía Bà Chúa Xứ, rằm tháng 11 lễ hội hai vị anh hùng Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều. Hai ngày này có hàng ngàn người các nơi về dự.
- Bây giờ mình đi, mỗi điểm có xa nhau lắm không?
- Dạ gần, dọc hai bên đường vào trong một đoạn thôi.
(Còn tiếp)
Trần Công Nhung
05-2010
(1). Tương tự Dinh Mười (chuyện Người con gái Dinh Mười trang 183 QHQOK tập 1).
(2). Của Ngọc Sơn và Tuấn Hải (hiện ở Úc). Có nhiều bài viết trên net ghi của Lê Dinh, Anh Bằng... là không đúng. “Tản mạn đường xa 10” sẽ ghi sự tích nhạc bản “Một trăm phần trăm”.
(3). “Chân dung văn nghệ sĩ”, từ Duyên Anh đến Vũ Hoàng Chương, Lãng Nhân, Vi Huyền Đắc.. (triển lãm năm 1972 tại Nha Trang), mấy chục chân dung luôn cả sinh hoạt đời thường, mỗi vị mấy cuốn phim. Tiếc thay trong lần vượt biển bị gạt, chủ ghe mang nộp tất cả cho công an, bao nhiêu công lao của tôi vào thùng rác. Nay chỉ còn những hồi ức ghi lại trong “Về Nhiếp Ảnh” in 2004.
(4). Không riêng gì NS Nguyễn Văn Đông mà còn nhiều nhiều tầng lớp được gọi là trí, vì quá lo xa, quá sợ hãi đến nỗi hôm nay bầu trời đẹp cũng không dám nhìn...
source
Vien Dong Daily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét