(VienDongDaily.Com - 04/11/2011)
Sau khi thăm làng nghề Lai Xá tôi theo đường 32, chạy tiếp chừng cây số đến ngã tư Trôi (1), rẽ trái là vào làng Sơn Đồng.
Trần Công Nhung/ Viễn Đông
Sau khi thăm làng nghề Lai Xá tôi theo đường 32, chạy tiếp chừng cây số đến ngã tư Trôi (1), rẽ trái là vào làng Sơn Đồng.
Tên làng Sơn Đồng song nghề lại chuyên điêu khắc gỗ. Xưa nay trùng tu tái tạo chùa đền, nhà cổ, đều rước thợ Hà Tây, thợ Huế. Riêng ngành điêu khắc tượng Phật Thánh và chạm đồ thờ là nghề truyền thống của dân Sơn Đồng (2).
Cổng làng Sơn Đồng
Con đường vào làng Sơn Đồng rộng như quốc lộ nhưng chỉ được một đoạn hơn trăm mét ngang qua UBND huyện Hài Đức, còn thì đường hẹp bằng nửa, lại ổ gà ổ vịt, chưa thoát khỏi hình ảnh một làng xưa, nhiều cổng cổ còn tìm thấy đầu các lối rẽ vào làng. Qua khỏi trụ sở huyện, đã thấy một hai nhà tiện gỗ bên đường. Nhà cửa mở toang, thợ thầy làm ngay phía trước. Thấy bảng hiệu ghi thợ Đồng Kỵ Bắc Ninh, tôi thắc mắc hỏi người thợ trẻ, anh bảo “Sơn Đồng bác chạy vào mấy cây nữa”. Mấy cây số nhà thưa thớt, có chỗ nền nhà bên hồ nước, cảnh quê mà hay. Đây là trục lộ chính qua làng, vào gần ngả tư Sơn Đồng thì nhà thợ tiện san sát hai bên đường. Tiếng đục đẽo lách cách nhà nọ sang nhà kia. Một thứ âm thanh rộn ràng mà không ồn ào. Đa số thợ ở tuổi thanh niên, sức lực dồi dào rất hợp với nghề vất vả chân tay. Hỏi một hai người thợ về sự tích làng nghề, họ tỏ ra không hiểu lắm, kế nghiệp cha ông qua nhiều đời, họ chỉ biết sản phẩm của làng đã có từ hàng trăm năm nay. Những tượng Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, kiệu bát cống, những bức hoành phi, câu đối, cuốn thư.... Nói chung nghề tạc tượng thờ đã mang lại vinh quang cho làng, đã có nhiều nghệ nhân từng được vua Khải Định (1916-1925) ban thưởng.
Mỗi năm, làng làm ra hàng nghìn sản phẩm xuất đi khắp các miền Trung Nam Bắc, và có cả một số sản phẩm đưa ra nước ngoài. Dừng lại ở một cửa hàng đồ thờ, tôi hỏi ông chủ:
- Thưa bác, hàng đặt của khách hay hàng bày bán?
- Những đồ tế tự, tượng Phật lớn phải có người đặt, hàng nhỏ thì làm sẵn để bán.
- Nhà bác có bao nhiêu thợ chuyên làm?
- Mười thợ, thợ làm chỗ khác, đây là nơi trưng bầy sản phẩm.
- Sản phẩm thường làm bằng gỗ gì hả bác?
- Nhiều thứ, mít, gụ…
- Như cái uốn thư này khi hoàn tất giá bao nhiêu?
- Khoảng 8 – 9 triệu.
- Sơn Đồng có đền thờ Tổ nghề chứ bác?
- Có đấy, ông lên ngả tư trên, rẽ phải chừng trăm mét, có đền thờ.
Tôi đi ngay, đã quá trăm mét vẫn không thấy đền Tổ làng nghề, chỉ có nhà liền nhà, bày tượng, đồ thờ ra sát lề đường. Một hai nhà kê nguyên pho tượng Phật cao cả 2 mét trước cửa nhà, tượng đã đổi màu mốc bạc. Có lẽ khách hàng đặt rồi bỏ chăng. Lối buôn bán của người mình, thứ gì cũng muốn phô ra đường, trái với người phương Tây, mọi thứ bày trong nhà kín đáo, không quấy rầy khách đi đường. Lúc mới đặt chân lên đất Mỹ tôi khá ngạc nhiên về lối buôn bán của họ. Đi trên đường phố tưởng như phố không người, nhà nào cũng kín cửa, chỉ có bảng hiệu. Vào trong mới thấy hàng hóa đầy ắp cửa hàng.
Chợt thấy cổng ngôi miếu nhỏ bên đường tưởng đền thờ Tổ, trên cổng có đề: “Ai về Tam Phủ dừng chân trình ngài Quan Án”. Chữ mới tinh mà cổng thì rõ xưa. Người đi đường cho biết đó là mộ Quan Án Sát ngày trước ở hạt này. Nhìn qua song cửa sắt thấy một bi ký khá cao lớn, phong đen chữ Hán trắng rất nét, nhưng chung quanh toàn đồ tạp nham phế thải bừa bãi, chẳng ai trông nom. Tôi hỏi một nhà bán đồ thờ đền Tổ làng nghề, họ chỉ ngay ngõ bên kia đường vào một trăm mét. Tôi ngờ ngợ như đi vào chùa, cuối có một cổng trên đắp 3 chữ Tàu. Không nhận ra dấu hiệu đền thờ, tôi quay ra đường cái hỏi lại, một bà già bảo: “Đền ở sau lưng chùa, ông cứ đi qua cổng ấy rồi ra sau, có người trông Đền”. Quay lại, đẩy cửa bước vào, không thấy ai nhưng có con chó buộc bên góc tường sủa inh tai. Mãi mới có một bác già ra tiếp.
Tượng Phật đồ thờ
- Thưa bác, đây là đền thờ Tổ làng nghề, bác là Thủ Từ giữ Đền?
- Vâng, tôi Nguyễn Xuân Dừng, trông Đền, mời ông vào.
Bác thủ từ có vẻ mau mắn và hiếu khách, bác trả lời tất cả những điều tôi thắc mắc, bác cũng tỏ ra rành rẽ mọi sự tích về ngôi Đền. Bác cho biết: “Đền có từ thời Lê đã hơn nghìn năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu tranh tre, qua thời gian được trùng tu tôn tạo lớn như hôm nay”. Hỏi về gốc gác Thánh Tổ, bác cho biết Thánh sinh năm 960, năm 20 tuổi, ngài xếp bút nghiên lên đường giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống. Sau khi đuổi được giặc, nhà vua mời Ngài vào kinh giúp việc nước, Ngài từ chối và xin về địa phương này dạy dân cấy lúa nước, trồng dâu nuôi tằm và nghề mộc. Trước khi đi đánh giặc ngài làm thầy dạy chữ Hán. Năm 986 Ngài bay về Trời, như Thánh Gióng thuở trước. Ngài có công lớn, được Vua Lê Đại Hành phong: Lê Tướng Công Nguyên Soái Thượng Đẳng Thần. Hữu Công Ư Dân. Thánh cũng là người truyền dạy chữ Hán cho dân làng.
Bàn thờ nhà tiền tế sơn son thếp vàng, nét chạm trổ tinh vi đúng là sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng. Trên bàn thờ bày biện đơn giản cân phân, không quá rườm rà hoa quả lọ bình. Hai Hạc vàng cao lớn chầu hai bên. Nghi môn cẩn thếp vàng sáng sủa. Tôi nhờ bác Thủ từ thắp nhang để chụp tấm hình. Khi tôi ngõ ý xin vào hậu điện, nơi thờ Tổ, ông định mở cửa thì bà vợ nhảy xổng vào cản. Từ lúc tôi vào hòi chuyện bác thủ từ, bà này cứ theo dõi và hay ngăn chặn vô cớ. Không hiểu bà có ý gì nhưng trông điệu bộ thật khó ưa. Có lúc ông chồng gắt lên: “Thì bà đi lo chuyện của bà”. Một nơi di tích mà cung cách của người coi ngó như vậy thật đáng tiếc. Khách ra về làm sao không khỏi có lời than phiền. Dẫu sao làng nghề truyền thống Sơn Đồng cũng được tiếng là nơi giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của nước nhà. Trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng với lịch sử dân tộc, làng nghề Sơn Đồng cho đến ngày nay vẫn là nơi được lựa chọn đầu tiên khi mọi người cần đến những hoành phi, câu đối, những tượng phật, đồ thờ….
Theo sử liệu, Sơn Đồng là một làng khoa bảng, với tám tiến sĩ qua các triều đại trước đây. Trong đó, nổi danh nhất là tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ, từng làm đến chức Tham Tụng (Tể Tướng) dưới triều Lê Trung Hưng. Làng nổi tiếng với nghề làm hoành phi, câu đối. Đâu đâu cũng thấy chữ Hán, chữ Nôm trong các xưởng mộc. Ngày nay Sơn Đồng có lớp Hán Nôm của thầy giáo Vết rất được hâm mộ. (3)
(Kỳ tới: Chùa Diên Phúc và Thánh Tổ Đào Trực)
Tháng 8 - 2011
(1) Hà Nội, Sài Gòn thường gọi các ngả tư bằng tên thị trấn, phường… Ngả tư Trỗi, ngả tư Sở, ngả tư Vọng, ngả tư Bảy Hiền, ngả tư Bình Phước, ngả tư Gò Mây.
(2) Làng Sơn Đồng huyện Hoài Đức trước thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Làng Nhị Khê, quê của Nguyễn Trãi cũng làm nghề tiện, nhưng không tinh xảo chỉ chuyên về bát nhang, độc bình, đồ thờ nho nhỏ. Đọc “Ao Huê Trại Ổi” trang 101, QHQOK tập 10.
(3) Ông đồ Vết tên thật là Nghiêm Quốc Đạt. Ông vốn dòng dõi Nho gia, ông nội là thầy đồ có tiếng. Ông học chữ Hán Nôm từ chính ông, cha mình. Không một ngày học trường sư phạm, nhưng ông Vết vẫn được người làng gọi là ông giáo, ông đồ. Ông giáo Vết nổi tiếng cả vùng, bởi ông là người duy nhất dạy chữ Hán Nôm ở huyện Hoài Đức, và cả mạn phía tây của Hà Nội. Hơn nữa, lại dạy miễn phí. Hiện giờ, lớp Hán Nôm có 70 học trò, mỗi tuần đều đặn hai buổi học. Tuổi đã ngoại thất thập, ông không chịu nghỉ ngơi. Được hỏi, ông Vết tâm sự: "Tôi thấy bọn trẻ bây giờ có điều kiện học hành hơn trước. Nhưng nhiều đứa không biết đến gia phong, không biết kính trên nhường dưới. Tôi mở lớp dạy Hán Nôm để dạy chữ, đồng thời, để dạy đạo làm người cho các cháu". Năm 2006, lớp học của ông Vết ra đời, với tên gọi lớp học Hán Nôm Sao Khuê. Truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng của đất này được khơi dậy. Rất nhanh chóng, lớp Hán Nôm đã thu hút khoảng 40 học trò. Ban đầu, môn sinh theo học phần lớn là người Sơn Đồng, dần dần, có cả người nơi xa mấy chục cây số cũng đến học.
Lớp học Sao Khuê đủ hạng tuổi, cụ già tóc bạc ngồi chung với trẻ tiểu học. Học trò cao tuổi năm nay đã 82, học trò lớp tuổi từ 10 đến 12 khá đông. Khác nhau về lứa tuổi, nhưng lớp học Hán Nôm Sao Khuê luôn diễn ra trong tiếng cười rộn rã. Đấy là cái tài của người dạy học. Những lễ Tết, ông giáo Vết tổ chức cả đoàn "ông đồ nhí" đi viết chữ tặng mọi người. Những cô, cậu học trò chừng 14, 15 tuổi, đã biết bày mực tàu, giấy đỏ, nắn nót những chữ "Phúc", chữ "Thọ"... mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Sau năm năm, lớp Hán Nôm Sao Khuê đã có 420 môn sinh tốt nghiệp.
Sách mới: QHQOK tập 12, đã phát hành đầu tháng 10-2011.
Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 12, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách (discount 50% 10 tập đầu, 126 Mỹ kim luôn cước phí gửi), xin liên lạc: Tran Cong Nhung, P.O. Box 254, Lawndale, CA 90260. Điện thoại: (310) 978-4182 -
Email: Trancongnhung@yahoo.com - Website: www.ltcn.net
Sau khi thăm làng nghề Lai Xá tôi theo đường 32, chạy tiếp chừng cây số đến ngã tư Trôi (1), rẽ trái là vào làng Sơn Đồng.
Tên làng Sơn Đồng song nghề lại chuyên điêu khắc gỗ. Xưa nay trùng tu tái tạo chùa đền, nhà cổ, đều rước thợ Hà Tây, thợ Huế. Riêng ngành điêu khắc tượng Phật Thánh và chạm đồ thờ là nghề truyền thống của dân Sơn Đồng (2).
Cổng làng Sơn Đồng
Con đường vào làng Sơn Đồng rộng như quốc lộ nhưng chỉ được một đoạn hơn trăm mét ngang qua UBND huyện Hài Đức, còn thì đường hẹp bằng nửa, lại ổ gà ổ vịt, chưa thoát khỏi hình ảnh một làng xưa, nhiều cổng cổ còn tìm thấy đầu các lối rẽ vào làng. Qua khỏi trụ sở huyện, đã thấy một hai nhà tiện gỗ bên đường. Nhà cửa mở toang, thợ thầy làm ngay phía trước. Thấy bảng hiệu ghi thợ Đồng Kỵ Bắc Ninh, tôi thắc mắc hỏi người thợ trẻ, anh bảo “Sơn Đồng bác chạy vào mấy cây nữa”. Mấy cây số nhà thưa thớt, có chỗ nền nhà bên hồ nước, cảnh quê mà hay. Đây là trục lộ chính qua làng, vào gần ngả tư Sơn Đồng thì nhà thợ tiện san sát hai bên đường. Tiếng đục đẽo lách cách nhà nọ sang nhà kia. Một thứ âm thanh rộn ràng mà không ồn ào. Đa số thợ ở tuổi thanh niên, sức lực dồi dào rất hợp với nghề vất vả chân tay. Hỏi một hai người thợ về sự tích làng nghề, họ tỏ ra không hiểu lắm, kế nghiệp cha ông qua nhiều đời, họ chỉ biết sản phẩm của làng đã có từ hàng trăm năm nay. Những tượng Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, kiệu bát cống, những bức hoành phi, câu đối, cuốn thư.... Nói chung nghề tạc tượng thờ đã mang lại vinh quang cho làng, đã có nhiều nghệ nhân từng được vua Khải Định (1916-1925) ban thưởng.
Mỗi năm, làng làm ra hàng nghìn sản phẩm xuất đi khắp các miền Trung Nam Bắc, và có cả một số sản phẩm đưa ra nước ngoài. Dừng lại ở một cửa hàng đồ thờ, tôi hỏi ông chủ:
- Thưa bác, hàng đặt của khách hay hàng bày bán?
- Những đồ tế tự, tượng Phật lớn phải có người đặt, hàng nhỏ thì làm sẵn để bán.
- Nhà bác có bao nhiêu thợ chuyên làm?
- Mười thợ, thợ làm chỗ khác, đây là nơi trưng bầy sản phẩm.
- Sản phẩm thường làm bằng gỗ gì hả bác?
- Nhiều thứ, mít, gụ…
- Như cái uốn thư này khi hoàn tất giá bao nhiêu?
- Khoảng 8 – 9 triệu.
- Sơn Đồng có đền thờ Tổ nghề chứ bác?
- Có đấy, ông lên ngả tư trên, rẽ phải chừng trăm mét, có đền thờ.
Tôi đi ngay, đã quá trăm mét vẫn không thấy đền Tổ làng nghề, chỉ có nhà liền nhà, bày tượng, đồ thờ ra sát lề đường. Một hai nhà kê nguyên pho tượng Phật cao cả 2 mét trước cửa nhà, tượng đã đổi màu mốc bạc. Có lẽ khách hàng đặt rồi bỏ chăng. Lối buôn bán của người mình, thứ gì cũng muốn phô ra đường, trái với người phương Tây, mọi thứ bày trong nhà kín đáo, không quấy rầy khách đi đường. Lúc mới đặt chân lên đất Mỹ tôi khá ngạc nhiên về lối buôn bán của họ. Đi trên đường phố tưởng như phố không người, nhà nào cũng kín cửa, chỉ có bảng hiệu. Vào trong mới thấy hàng hóa đầy ắp cửa hàng.
Chợt thấy cổng ngôi miếu nhỏ bên đường tưởng đền thờ Tổ, trên cổng có đề: “Ai về Tam Phủ dừng chân trình ngài Quan Án”. Chữ mới tinh mà cổng thì rõ xưa. Người đi đường cho biết đó là mộ Quan Án Sát ngày trước ở hạt này. Nhìn qua song cửa sắt thấy một bi ký khá cao lớn, phong đen chữ Hán trắng rất nét, nhưng chung quanh toàn đồ tạp nham phế thải bừa bãi, chẳng ai trông nom. Tôi hỏi một nhà bán đồ thờ đền Tổ làng nghề, họ chỉ ngay ngõ bên kia đường vào một trăm mét. Tôi ngờ ngợ như đi vào chùa, cuối có một cổng trên đắp 3 chữ Tàu. Không nhận ra dấu hiệu đền thờ, tôi quay ra đường cái hỏi lại, một bà già bảo: “Đền ở sau lưng chùa, ông cứ đi qua cổng ấy rồi ra sau, có người trông Đền”. Quay lại, đẩy cửa bước vào, không thấy ai nhưng có con chó buộc bên góc tường sủa inh tai. Mãi mới có một bác già ra tiếp.
Tượng Phật đồ thờ
- Thưa bác, đây là đền thờ Tổ làng nghề, bác là Thủ Từ giữ Đền?
- Vâng, tôi Nguyễn Xuân Dừng, trông Đền, mời ông vào.
Bác thủ từ có vẻ mau mắn và hiếu khách, bác trả lời tất cả những điều tôi thắc mắc, bác cũng tỏ ra rành rẽ mọi sự tích về ngôi Đền. Bác cho biết: “Đền có từ thời Lê đã hơn nghìn năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu tranh tre, qua thời gian được trùng tu tôn tạo lớn như hôm nay”. Hỏi về gốc gác Thánh Tổ, bác cho biết Thánh sinh năm 960, năm 20 tuổi, ngài xếp bút nghiên lên đường giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống. Sau khi đuổi được giặc, nhà vua mời Ngài vào kinh giúp việc nước, Ngài từ chối và xin về địa phương này dạy dân cấy lúa nước, trồng dâu nuôi tằm và nghề mộc. Trước khi đi đánh giặc ngài làm thầy dạy chữ Hán. Năm 986 Ngài bay về Trời, như Thánh Gióng thuở trước. Ngài có công lớn, được Vua Lê Đại Hành phong: Lê Tướng Công Nguyên Soái Thượng Đẳng Thần. Hữu Công Ư Dân. Thánh cũng là người truyền dạy chữ Hán cho dân làng.
Bàn thờ nhà tiền tế sơn son thếp vàng, nét chạm trổ tinh vi đúng là sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng. Trên bàn thờ bày biện đơn giản cân phân, không quá rườm rà hoa quả lọ bình. Hai Hạc vàng cao lớn chầu hai bên. Nghi môn cẩn thếp vàng sáng sủa. Tôi nhờ bác Thủ từ thắp nhang để chụp tấm hình. Khi tôi ngõ ý xin vào hậu điện, nơi thờ Tổ, ông định mở cửa thì bà vợ nhảy xổng vào cản. Từ lúc tôi vào hòi chuyện bác thủ từ, bà này cứ theo dõi và hay ngăn chặn vô cớ. Không hiểu bà có ý gì nhưng trông điệu bộ thật khó ưa. Có lúc ông chồng gắt lên: “Thì bà đi lo chuyện của bà”. Một nơi di tích mà cung cách của người coi ngó như vậy thật đáng tiếc. Khách ra về làm sao không khỏi có lời than phiền. Dẫu sao làng nghề truyền thống Sơn Đồng cũng được tiếng là nơi giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của nước nhà. Trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng với lịch sử dân tộc, làng nghề Sơn Đồng cho đến ngày nay vẫn là nơi được lựa chọn đầu tiên khi mọi người cần đến những hoành phi, câu đối, những tượng phật, đồ thờ….
Theo sử liệu, Sơn Đồng là một làng khoa bảng, với tám tiến sĩ qua các triều đại trước đây. Trong đó, nổi danh nhất là tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ, từng làm đến chức Tham Tụng (Tể Tướng) dưới triều Lê Trung Hưng. Làng nổi tiếng với nghề làm hoành phi, câu đối. Đâu đâu cũng thấy chữ Hán, chữ Nôm trong các xưởng mộc. Ngày nay Sơn Đồng có lớp Hán Nôm của thầy giáo Vết rất được hâm mộ. (3)
(Kỳ tới: Chùa Diên Phúc và Thánh Tổ Đào Trực)
Tháng 8 - 2011
(1) Hà Nội, Sài Gòn thường gọi các ngả tư bằng tên thị trấn, phường… Ngả tư Trỗi, ngả tư Sở, ngả tư Vọng, ngả tư Bảy Hiền, ngả tư Bình Phước, ngả tư Gò Mây.
(2) Làng Sơn Đồng huyện Hoài Đức trước thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Làng Nhị Khê, quê của Nguyễn Trãi cũng làm nghề tiện, nhưng không tinh xảo chỉ chuyên về bát nhang, độc bình, đồ thờ nho nhỏ. Đọc “Ao Huê Trại Ổi” trang 101, QHQOK tập 10.
(3) Ông đồ Vết tên thật là Nghiêm Quốc Đạt. Ông vốn dòng dõi Nho gia, ông nội là thầy đồ có tiếng. Ông học chữ Hán Nôm từ chính ông, cha mình. Không một ngày học trường sư phạm, nhưng ông Vết vẫn được người làng gọi là ông giáo, ông đồ. Ông giáo Vết nổi tiếng cả vùng, bởi ông là người duy nhất dạy chữ Hán Nôm ở huyện Hoài Đức, và cả mạn phía tây của Hà Nội. Hơn nữa, lại dạy miễn phí. Hiện giờ, lớp Hán Nôm có 70 học trò, mỗi tuần đều đặn hai buổi học. Tuổi đã ngoại thất thập, ông không chịu nghỉ ngơi. Được hỏi, ông Vết tâm sự: "Tôi thấy bọn trẻ bây giờ có điều kiện học hành hơn trước. Nhưng nhiều đứa không biết đến gia phong, không biết kính trên nhường dưới. Tôi mở lớp dạy Hán Nôm để dạy chữ, đồng thời, để dạy đạo làm người cho các cháu". Năm 2006, lớp học của ông Vết ra đời, với tên gọi lớp học Hán Nôm Sao Khuê. Truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng của đất này được khơi dậy. Rất nhanh chóng, lớp Hán Nôm đã thu hút khoảng 40 học trò. Ban đầu, môn sinh theo học phần lớn là người Sơn Đồng, dần dần, có cả người nơi xa mấy chục cây số cũng đến học.
Lớp học Sao Khuê đủ hạng tuổi, cụ già tóc bạc ngồi chung với trẻ tiểu học. Học trò cao tuổi năm nay đã 82, học trò lớp tuổi từ 10 đến 12 khá đông. Khác nhau về lứa tuổi, nhưng lớp học Hán Nôm Sao Khuê luôn diễn ra trong tiếng cười rộn rã. Đấy là cái tài của người dạy học. Những lễ Tết, ông giáo Vết tổ chức cả đoàn "ông đồ nhí" đi viết chữ tặng mọi người. Những cô, cậu học trò chừng 14, 15 tuổi, đã biết bày mực tàu, giấy đỏ, nắn nót những chữ "Phúc", chữ "Thọ"... mừng tuổi ông bà, bố mẹ. Sau năm năm, lớp Hán Nôm Sao Khuê đã có 420 môn sinh tốt nghiệp.
Sách mới: QHQOK tập 12, đã phát hành đầu tháng 10-2011.
Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 12, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách (discount 50% 10 tập đầu, 126 Mỹ kim luôn cước phí gửi), xin liên lạc: Tran Cong Nhung, P.O. Box 254, Lawndale, CA 90260. Điện thoại: (310) 978-4182 -
Email: Trancongnhung@yahoo.com - Website: www.ltcn.net
Trần Công Nhung/ Viễn Đông
source
VienDongDaily
source
VienDongDaily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét