Sài Gòn xưa (1930) Nguồn: schloemp.de
Sài Gòn, niềm tin
Ngày: 27-06-2006
Đề tài: Lịch Sử
Trần Gia Phụng
1.- Sài Gòn, thành phố trẻ trung
2. Sài Gòn, thành phố đa dạng
(..........)
Toronto, 25-6-25-6-2006
Trần Gia Phụng
********************
source
DCVOnline
Sài Gòn, niềm tin
Ngày: 27-06-2006
Đề tài: Lịch Sử
Trần Gia Phụng
1.- Sài Gòn, thành phố trẻ trung
So với Hà Nội hay với Huế, Sài Gòn trẻ trung hơn. Hà Nội tức cố đô Thăng Long, do vua Lý Thái Tổ lập ra năm 1010, cho đến nay gần một ngàn năm. Huế được vua Chăm là Chế Mân tặng Đại Việt làm sính lễ năm 1306 trong cuộc hôn nhân với công chúa Huyền Trân, vừa đúng bảy trăm năm. Còn Sài Gòn chỉ mới nhập Việt tịch hơn 300 năm, cùng một lần với đợt Nam tiến cuối cùng của dân tộc Việt, bắt đầu từ thời các chúa Nguyễn, vào thế kỷ 17 trở đi.Người dẫn đường cho dân Việt đến Sài Gòn và vào miền Nam là bà Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Bà là con gái thứ hai Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (cai trị Đàng Trong từ năm 1613 đến năm 1635). Năm 1620, bà kết hôn với vua Chey-Chetta II (trị vì 1618-1628) và trở thành hoàng hậu Cambodia. Ba năm sau, tức năm 1623, do sự vận động của bà Ngọc Vạn, vua Chey-Chetta II thuận theo lời yêu cầu của Sãi Vương, để cho người Việt đến định cư và canh tác tại khu dinh điền Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay. Như thế bà Ngọc Vạn đưa người Việt vào Sài Gòn một cách êm thắm, giống bà Huyền Trân đưa người Việt đến Huế trên ba trăm năm trước đó. Sau khi vua Chey-Chetta từ trần năm 1628, vương triều Cambodia thường xảy ra tranh chấp ngôi báu. Các hoàng thân tranh giành địa vị, liền nhờ Xiêm La (tức Thái Lan) hay Đại Việt giúp đỡ. Sau mỗi lần được ngọai bang đặt lên ngôi, các vua Cambodia lại tặng đất làm quà tạ lễ. Lý do vương triều Cambodia dễ dàng nhượng vùng hạ lưu sông Cửu Long, vì nguyên thủy vùng đất nầy không phải là đất của Cambodia, mà là nước Phù Nam (Funan) cũ. Vì không phải là đất của mình, lại ít dân sinh sống, vua chúa Cambodia dễ dàng dùng đất nầy làm quà tạ lễ các chúa Nguyễn đã giúp họ lên ngôi, hoặc giúp họ chống lại Xiêm La. Như thế có nghĩa là người Việt không xâm lăng Cambodia mà chỉ đến thay thế người Cambodia, trên vùng đất nguyên thủy của nước Phù Nam, với sự thỏa thuận của các vương triều Cambodia. Người Việt dần dần tiến xuống tới mũi Cà Mau một cách ôn hòa và chỉ đánh trả những khi bị khiêu khích hay tấn công. Trong khi đó, năm 1698, Sài Gòn chính thức trở thành đơn vị hành chánh của Đại Việt, khi kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh (hay Kính) lấy đất Đồng Nai đặt thành huyện Phước Long, lấy đất Sài Gòn đặt thành huyện Tân Bình. Hai huyện nầy họp lại thành phủ Gia Định.Tuy nhập vào gia đình nước Việt khá trễ, nhưng nhờ vị trí trung tâm, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông và đường biển, và nhất là nhờ hoàn cảnh lịch sử, Sài Gòn phát triển nhanh chóng, và sớm trở thành thủ phủ miền Nam năm 1731. Vào năm nầy, chúa Nguyễn lập Sở Điều Khiển tại Gia Định (trung tâm là Sài Gòn), để chỉ huy toàn bộ lực lượng quân sự tại miền Nam. Từ đó, vai trò của Sài Gòn càng ngày càng quan trọng, nhất là sau khi Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định năm 1787. Ông xây dựng thành Sài Gòn theo kiểu thức Tây phương năm 1790.Đến thời Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành thủ đô của Liên Bang Đông Dương năm 1887, nơi đặt trụ sở viên toàn quyền (gouverneur général). Sài Gòn tiếp tục giữ vai trò thủ đô Việt Nam dưới chính thể quốc gia, do Quốc trưởng Bảo Đại thành lập sau hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, và dưới chính thể Cộng hòa từ 1955 đến 1975.
2. Sài Gòn, thành phố đa dạng
Sài Gòn hôm nayNguồn: alovelyworld.com
Ngay từ đầu, Sài Gòn đã mang tính chất đa dạng. Sài Gòn vốn là nước Phù Nam. Vương quốc nầy hiện diện từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu, đã triều cống Trung Hoa trong khoảng thời gian từ năm 253 đến năm 519, và là một vương quốc độc lập, theo văn minh Ấn Độ. Vào giữa thế kỷ thứ 6, nước Cambodia xâm lăng và sáp nhập nước Phù Nam. Địa bàn gốc của Cambodia cao, nên gọi là Lục Chân Lạp. Nước Phù Nam thấp, hay bị ngập lụt, nay nhập vào Cambodia, được gọi là Thủy Chân Lạp.Sau hai nền văn minh Phù Nam và Cambodia (đều dựa trên nền tảng văn hóa Ấn Độ), Sài Gòn tiếp thu nền văn hóa bản địa Việt và cả văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa được tô đậm do sự xuất hiện của hai nhóm người Hoa từ giữa thế kỷ 17. Nhóm thứ nhất là Mạc Cửu ở Hà Tiên, và nhóm thứ hai là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa và Mỹ Tho. Sự hiện diện của người Hoa làm cho thương cảng Sài Gòn thêm nhộn nhịp. Nhiều thương thuyền Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á thường cập bến Sài Gòn để trao đổi hàng hóa. Vào thế kỷ 19, Pháp đến chiếm Sài Gòn. Pháp phát triển Sài Gòn theo mô thức đô thị Tây phương. Sài Gòn là cánh cửa Việt Nam mở rộng sớm nhất đón luồng văn hóa Tây phương. Thương thuyền các nước Tây phương, nhất là Pháp, ra vào đông đúc ngay khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn. Pháp tự động biến Sài Gòn thành hải cảng thương mại tự do ngày 22-2-1860. Trong bốn tháng đầu tiên, 60,000 tấn gạo đã được xuất cảng; đến cuối năm thì có 111 tàu Âu Châu, 140 thuyền buồm Trung Hoa và gần 100,000 tấn hàng xuất cảng. Sự lui tới của thương nhân nước ngoài làm cho sự giao thoa văn hóa càng phong phú đa dạng.Như thế, tại Sài Gòn, cùng hiện diện các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây phương, cùng bổ túc vào nền văn hóa Việt. Đây là điểm khác biệt giữa Sài Gòn với Hà Nội và Huế. Hà Nội và Huế lớn lên trong không khí văn hóa cổ truyền Việt, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, và theo tam giáo cổ điển Phật Nho Lão. Trong khi đó, tuy mới nhập Việt tịch, Sài Gòn ngay từ đầu đã có nền văn hóa đa nguyên (nhiều nguồn), và theo nhiều tôn giáo, vì ngoài tam giáo cũ, còn có thêm Hồi giáo của người Chăm và đạo Thiên Chúa phát triển tại đây khá sớm. Điều nầy góp phần giải thích sự xuất hiện của ĐẠO CAO ĐÀI ở Tây Ninh và Sài Gòn năm 1925, là tôn giáo tổng hợp tất cả các đạo giáo lớn trên thế giới. Không khí đa văn hóa rất phù hợp với xã hội di dân và giúp cho xã hội di dân thêm sinh động, chóng phát triển. Xã hội di dân là môi trường thuận tiện cho không khí đa văn hóa.Sắc thái đa văn hóa ở Sài Gòn thể hiện rõ nơi đặc tính của người Sài Gòn. Trước hết, cần chú ý, lúc đầu, Sài Gòn là nơi quy tụ những di dân, đa số từ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam), hoặc xa hơn, từ Thanh Nghệ (Thanh Hóa, Nghệ An) trở vào. Di dân thường là những người can đảm, sáng tạo, tự lập, mạo hiểm, siêng năng, bình dân, cởi mở, ưa hòa đồng, và thích xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và khai phóng. Với những đặc tính đó, khi vào miền Nam, nơi có khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, di dân Nam bộ thành công nhanh chóng trong việc xây dựng đời sống kinh tế, tương đối sung túc so với nguyên quán ở phía bắc. Bên cạnh đó, lúc đầu di dân thường không phải là dân khoa bảng, ít có điều kiện học hành, nên ít chịu ảnh hưởng Nho học, ít thích chuyện lý thuyết và thường hành động theo trái tim nồng ấm của mình. Có thể vì những đặc tính trên, cộng với sự thành công nơi vùng đất mới, người miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng, nổi tiếng hào hiệp, hào phóng và hảo hán. Điểm đáng chú ý, tuy tính tình cởi mở, phóng khoáng, tiếp xúc rộng rãi với nhiều nền văn hóa khác nhau, người miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn luôn luôn giữ gìn nguồn cội và cương quyết bảo vệ nguồn cội của mình, kể cả khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp từ 1874. Pháp chủ trương tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, nhưng những cuộc kháng chiến chống Pháp không ngừng xảy ra.
Ngay từ đầu, Sài Gòn đã mang tính chất đa dạng. Sài Gòn vốn là nước Phù Nam. Vương quốc nầy hiện diện từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu, đã triều cống Trung Hoa trong khoảng thời gian từ năm 253 đến năm 519, và là một vương quốc độc lập, theo văn minh Ấn Độ. Vào giữa thế kỷ thứ 6, nước Cambodia xâm lăng và sáp nhập nước Phù Nam. Địa bàn gốc của Cambodia cao, nên gọi là Lục Chân Lạp. Nước Phù Nam thấp, hay bị ngập lụt, nay nhập vào Cambodia, được gọi là Thủy Chân Lạp.Sau hai nền văn minh Phù Nam và Cambodia (đều dựa trên nền tảng văn hóa Ấn Độ), Sài Gòn tiếp thu nền văn hóa bản địa Việt và cả văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa được tô đậm do sự xuất hiện của hai nhóm người Hoa từ giữa thế kỷ 17. Nhóm thứ nhất là Mạc Cửu ở Hà Tiên, và nhóm thứ hai là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa và Mỹ Tho. Sự hiện diện của người Hoa làm cho thương cảng Sài Gòn thêm nhộn nhịp. Nhiều thương thuyền Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á thường cập bến Sài Gòn để trao đổi hàng hóa. Vào thế kỷ 19, Pháp đến chiếm Sài Gòn. Pháp phát triển Sài Gòn theo mô thức đô thị Tây phương. Sài Gòn là cánh cửa Việt Nam mở rộng sớm nhất đón luồng văn hóa Tây phương. Thương thuyền các nước Tây phương, nhất là Pháp, ra vào đông đúc ngay khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn. Pháp tự động biến Sài Gòn thành hải cảng thương mại tự do ngày 22-2-1860. Trong bốn tháng đầu tiên, 60,000 tấn gạo đã được xuất cảng; đến cuối năm thì có 111 tàu Âu Châu, 140 thuyền buồm Trung Hoa và gần 100,000 tấn hàng xuất cảng. Sự lui tới của thương nhân nước ngoài làm cho sự giao thoa văn hóa càng phong phú đa dạng.Như thế, tại Sài Gòn, cùng hiện diện các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây phương, cùng bổ túc vào nền văn hóa Việt. Đây là điểm khác biệt giữa Sài Gòn với Hà Nội và Huế. Hà Nội và Huế lớn lên trong không khí văn hóa cổ truyền Việt, chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, và theo tam giáo cổ điển Phật Nho Lão. Trong khi đó, tuy mới nhập Việt tịch, Sài Gòn ngay từ đầu đã có nền văn hóa đa nguyên (nhiều nguồn), và theo nhiều tôn giáo, vì ngoài tam giáo cũ, còn có thêm Hồi giáo của người Chăm và đạo Thiên Chúa phát triển tại đây khá sớm. Điều nầy góp phần giải thích sự xuất hiện của ĐẠO CAO ĐÀI ở Tây Ninh và Sài Gòn năm 1925, là tôn giáo tổng hợp tất cả các đạo giáo lớn trên thế giới. Không khí đa văn hóa rất phù hợp với xã hội di dân và giúp cho xã hội di dân thêm sinh động, chóng phát triển. Xã hội di dân là môi trường thuận tiện cho không khí đa văn hóa.Sắc thái đa văn hóa ở Sài Gòn thể hiện rõ nơi đặc tính của người Sài Gòn. Trước hết, cần chú ý, lúc đầu, Sài Gòn là nơi quy tụ những di dân, đa số từ Thuận Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam), hoặc xa hơn, từ Thanh Nghệ (Thanh Hóa, Nghệ An) trở vào. Di dân thường là những người can đảm, sáng tạo, tự lập, mạo hiểm, siêng năng, bình dân, cởi mở, ưa hòa đồng, và thích xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và khai phóng. Với những đặc tính đó, khi vào miền Nam, nơi có khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, di dân Nam bộ thành công nhanh chóng trong việc xây dựng đời sống kinh tế, tương đối sung túc so với nguyên quán ở phía bắc. Bên cạnh đó, lúc đầu di dân thường không phải là dân khoa bảng, ít có điều kiện học hành, nên ít chịu ảnh hưởng Nho học, ít thích chuyện lý thuyết và thường hành động theo trái tim nồng ấm của mình. Có thể vì những đặc tính trên, cộng với sự thành công nơi vùng đất mới, người miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng, nổi tiếng hào hiệp, hào phóng và hảo hán. Điểm đáng chú ý, tuy tính tình cởi mở, phóng khoáng, tiếp xúc rộng rãi với nhiều nền văn hóa khác nhau, người miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn luôn luôn giữ gìn nguồn cội và cương quyết bảo vệ nguồn cội của mình, kể cả khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp từ 1874. Pháp chủ trương tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam, nhưng những cuộc kháng chiến chống Pháp không ngừng xảy ra.
(..........)
Toronto, 25-6-25-6-2006
Trần Gia Phụng
********************
source
DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét