Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Chợ Bến Thành xưa và nay



04:09 09-09-2008

Chợ Bến Thành

Bên trong chợ Bến Thành
Chợ Bến thành vào ngày Tết năm 2008...

Chợ Bến Thành năm 1860

Chợ Bến Thành năm 1914

Chợ Bến Thành năm 1918

Chợ Bến Thành năm 1921

Chợ Bến Thành ngày nay

Dãy nhà xưa...

Dãy nhà xưa...

Gara xe lửa...

Hồi ức...

Kênh lớn và đường Charner

Công viên gần chợ

Năm 1881 Sài Gòn đã có xe lửa

Năm xưa...

Ngày nay...

Ngày xưa ơi...

Đường Nguyễn Huệ

Đường Nguyễn Huệ

Vào trong khu chợ


Nguồn: vinaanh.com
***********************
source
http://www.saigonmagazine.net/catenews.php?Article=3712

Sài Gòn… những tiếng rao



09:09 17-09-2008

Hàng rong (Ảnh www.trekearth.com )
“Cải…cải…cả…i…” Tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng rao của thằng cha bán cải. Hồi mới dời nhà từ dưới tỉnh lên, về khu phố nầy, sáng nào tôi cũng bị “ sốc” bởi tiếng rao cộc cằn, khó ưa của thằng chả. Đàn ông gì mà đi bán cải, mà cũng không biết cất tiếng rao sao cho có cảm tình với người mua. “Cải..Cải..” nghe cụt ngủn cụt ngẳn như nạt nộ ai. Có bữa bực mình quá, xuống đường dòm mặt coi thằng chả bán thứ gì? Cải bẹ xanh, bẹ trắng, bó xôi, tần sạy.. được chất sạch sẽ, tinh tươm trên cái sàn bằng cây gát ngang chiếc xe ba bánh. Tôi thấy người ta bu vô mua, hỏi giá bao nhiêu tiền một ký cải bẹ xanh, mấy bà mua nói có 5.000đ trong khi ngoài chợ 8.000đ mà không được tươi như cải của thằng chả. Thằng chả cân luôn tay, nụ cười luôn nở gương mặt xạm đen vì nắng gió. Một bà lối xóm vừa lựa cải vừa nói nhỏ bên tai tôi:” Ông nội nầy giỏi lắm, bán xe cải một chút là hết, thằng chả còn về đi chợ nấu cơm nuôi bà mẹ với đứa con nhỏ xíu, vợ mới mất, bị ung thư tử cung”. Không hiểu sao, nghe hoàn cảnh đáng thương của thằng chả tôi cũng bớt ghét phần nào. Mỗi khi cần nấu món cải tôi thường mua giúp thằng chả rồi lần lần tiếng rao ấy đã gọi tôi mỗi sáng thức dậy tập thể dục đúng giờ.

Sáng nào tập thể dục xong, tôi thường đi chợ. Vừa ra khỏi ngõ đã nghe mời “bánh mì Sài Gòn 1000 một ổ! Mua bánh nóng dòn đi cô ơi!” Tôi định làm lơ đi luôn nhưng nghe cái mùi bánh thoang thoãng của bột mì và bơ tôi quành lại, chưa kịp nói, cậu nhỏ đã nhanh miệng: ”Mấy ổ cô?” “Một thôi!” Thằng bé dở hé cái bao dựng trong cần xé lấy ổ bánh nóng hôi hổi đưa cho tôi, lấy tiền xong, cậu ta leo lên xe vọt đi ngay, cậu ta đi cho kịp cái nóng của ổ bánh sáng và đi cho kịp giờ đi học. Cầm ổ bánh, tôi vừa đi vừa ăn “ điểm tâm”, ăn để thưởng thức vị ấm nồng của buổi sáng mà cậu bé vừa trao. Ra tới chợ, ổ bánh cũng vừa ăn hết, vào tới đầu chợ tôi nghe tiếng gọi khàn khàn, têu tếu: “Quẹo lựa cô ơi! Hàng Hồng Kông bên hông Chợ lớn mới nhập về, một cặp có 30. Hà…hà…cô nào chồng bỏ chồng chê, mặc vô chồng thấy là mê tới già…à..Quẹo lựa, quẹo lựa..!“ Mấy bà, mấy cô sà xuống, mỗi người lựa một cái áo ướm thử lên người rồi cười chọc ghẹo bà bán hàng: ”Bà nói mặc áo nầy vô chồng mê mà sao chồng bà bỏ bà vậy?”. Thử hết cái nọ tới cái kia rồi họ cò kè trả giá, mỗi bà mua 4, 5 cái vì giá rẽ mà kiểu cọ cũng tương đối “bắt mắt”.

Những ngày chủ nhật tôi thích nấu món gì đặc biệt cho gia đình nên đi thẳng tới dãy bán thịt, cá. “Tép bạc, ếch đồng đây! Ghé mua cô ơi!” Tôi nhìn đám ếch đồng vàng hượm bị cột chùm từng xâu để trên rổ, hỏi: “Bao nhiêu một xâu ?”... Chàng thanh niên nhanh nhẹn cân xâu ếch rồi thành thạo “cắt đầu, lột da”. Trong giây lát, cậu ta đưa cho tôi mấy con ếch với những cặp đùi nỏn nà, loại ếch ruộng bắt trong những đêm mưa, thịt chắc mà ngọt chớ không bở rệu như ếch nuôi. Tôi mua thêm phụ liệu để nấu cho đủ nồi cà ri ếch rồi bươn bả về nhà.

Về đến nhà, chặt thịt ếch để ướp gia vị mà cái dao nhậm nhầy, đang nhăn nhó... thì chợt nghe tiếng rao: ”Mài dao mài kéo đây..ây..Mài.. dao ..mài..” Tôi sai thằng con chạy theo kêu ông già. Bốn cái dao vừa lớn vừa nhỏ, ông già cặm cụi mài bằng cái “máy mài dao” tự chế rồi liếc lại bằng đá mài. Sau nửa giờ, bốn lưỡi dao bén ngót, sáng rỡ như dao mới, chặt thịt gọn bân, nhẹ nhàng làm sao. Mài bốn cái dao chành mà tính tất cả có 10.000đ. Đọc báo thấy có người làm nghề mài dao, nuôi được con đi Đại học, một ngày họ mài được bao nhiêu tiền mà nuôi con học Đại học không biết?

Bán cây dạo
Đang nằm thiu thiu nghỉ trưa thì nghe: ”Ai bán đồng hồ cũ, ra-dô cũ, tiền cũ, quạt máy, nồi cơm điện, hộp quẹt Díp-pô hôn….?“. Mua bán cái giống gì vô duyên vô dùng, giấc trưa không để cho người ta nghỉ ngơi, rao om xòm như chỗ không người. Ở dưới quê đâu có cảnh nầy, người ta rao xa xa vừa đủ nghe, tiếng rao cũng thánh thót êm đềm hơn chớ đâu ồn ả, vội vàng như ở đây. Mà nhà có cái đồng hồ cũ mà họ mua rẻ rề bán làm gì, để sữa lại rồi cho mấy người dưới quê còn có nghĩa hơn. Vậy là mất toi giấc ngủ trưa.

“Chí mè phủ…Chí..mè…phụ…” . Tối nào cũng vậy, cơm nước xong một lúc là nghe tiếng bà già Tàu rao bán món chè mè đen . Những tối mưa lành lạnh tôi hay gọi mua, chén chè nóng hổi được bà cụ ân cần múc ra từ cái nồi đặt trên lò than hực đỏ. Bên chén chè béo thơm, ngọt lịm mà nhớ cái áo xá xẩu và chiếc lưng còng xuống vì gánh chè của người bán. Có khi còn có tiếng rao "Bánh bò... nước dừa... hôn"...

“Lốc cốc…lốc cốc..lốc..cốc..” Không phải tiếng rao mà là tiếng gõ giữa đêm khuya của cậu bé phụ bán hủ tiếu gõ. Tô hủ tiếu bình dân với vài miếng thịt mỏng như lưỡi lam, giá chỉ từ 2000 đến 3000đ cũng giúp cho người lao động ấm lòng giữa đêm khuya. Đêm nào cũng vậy, khi tiếng xe trên đường đã bớt ầm ì thì tiếng gõ quen thuộc lại vang lên. Tiếng gõ dường như đã hiện hữu trên các ngõ phố từ lâu lắm, đã ghi vào tiềm thức của người Sài Gòn dấu ấn thân quen cho nên có người Sài Gòn xa xứ nói họ nhớ tô hủ tiếu gõ đến cồn cào ruột gan. Có lẽ, họ nhớ tiếng gõ thì chính xác hơn.

Còn biết bao tiếng rao của những người dân lao động với những nghề nghiệp khác nhau, họ luôn phục vụ tận tâm người tiêu dùng mà phía sau những gánh hàng rong là nổi trôi bao cảnh đời long đong vất vã. Họ là dân ở những miền quê bị thất bát mùa màng, bị lũ lụt thiên tai tàn phá, là những người thuộc” lớp nghèo thành thị” còn muốn sống lương thiện bằng chính sức lực của mình. Họ tụ hội giữa thành phố hoa lệ để tìm kế sinh nhai nuôi bản thân mình và tháng tháng cố chắt chiu chút tiền còm gửi về cho gia đình ở chốn quê xa. Sài Gòn nhộn nhịp, Sài Gòn phồn hoa nhưng Sài Gòn cũng còn quá nhiều những gánh hàng rong với những tiếng rao chất chứa bao nỗi niềm u uẩn.

"Lúc ở Sài Gòn thì thấy những tiếng rao là chuyện bình thường đôi khi còn bực bội. Nhưng bây giờ, khi đã định cư ở một nơi không phải là Sài Gòn, bỗng thèm nghe tiếng nói quê mình, bỗng dưng nhớ lắm nhưng tiếng rao, thương lắm những cuộc đời còn nhọc nhằn khốn khó. Sài Gòn ơi! Nhớ quá!". Nhận thư của một người bạn xa xứ chợt thấy nao lòng. Hình như mình cũng đang nhớ...

K.Q - nguoivienxu.vietnamnet.vn
**************************************
source
http://www.saigonmagazine.net/catenews.php?Article=3702

Tính cách người Nam Bộ


12:09 26-09-2008
Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha, dịu dàng lại khéo tay, chiều chồng nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương, đất nước. Điều đó đã được minh chứng suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ. Miền Nam đã trải qua chiến tranh, bom đạn ác liệt nhưng miền Nam kiên cường, bất khuất và miền Nam xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng của Tổ quốc". Dưới ánh sáng của (...), chúng ta đang phát huy nội lực nhằm làm dân giàu, nước mạnh, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tính bộc trực Trong dân gian còn lưu truyền câu "Ăn mặn nói ngay" để nói lên tính cách người miền Nam. Lý giải cho câu thành ngữ này phải dựa trên cơ sở lịch sử và đời sống thực tế Nam Bộ. Như đã nói, họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, chống lại những cơn cuồng nộ của biển cả... buộc họ phải tìm cách đảm bảo mạng sống và sinh tồn. Để lặn sâu dưới nước, thường người ta hay uống nước muối; giữ cá được lâu thì muối hoặc làm mắm... Dần dần mà khẩu vị của người đi biển trở nên mặn mà hơn so với người ở đất liền. Trong bữa ăn truyền thống của người miền Nam không bao giờ thiếu được món kho như: thịt kho, cá kho, mắm kho hoặc cá muối chiên hay khô mặn, ba khía... Đặc biệt bất kỳ nhà giàu có hay nghèo hèn, dù bữa ăn bình dân hay tiệc tùng lễ lạt giữa nhà hàng sang trọng đều có chén nước mắm trong mâm thức ăn dùng làm nước chấm. Tính mạnh mẽ Người miền Nam trong lịch sử khẩn hoang Nam Kỳ là những người luôn luôn đương đầu với nghịch cảnh, bởi thế họ không có thì giờ để con cà con kê, nếu cần diễn đạt thì nói một cách dứt khoát, ngắn gọn, trực tiếp và rõ ràng. Vì lênh đênh giữa biển, sóng vỗ ì ầm, trời nước mênh mông nên tiếng nói của con người bị át đi. Cho đến khi lên bờ khai khẩn thì đất rộng người thưa, cây cối um tùm, phương thức lao động không phải tập đoàn hay hợp quần mà thủ công - riêng lẻ, khi cần gọi nhau để trao đổi thì phải hét to hoặc dùng tiếng động lớn làm ám hiệu cho nhau, bởi vậy mà người miền Nam cho tới sau này vẫn còn ăn to nói lớn. Tính đôn hậu Người miền Nam luôn chân tình, cởi mở và dễ hòa mình. Xét trên góc độ khoa học, đó là sự hội nhập giao lưu và hòa đồng giữa cộng đồng các dân tộc. Khi người Kinh đặt chân đến Nam Kỳ thì ở đây đã có người Khmer, người Hoa sinh sống. Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng tất cả như có một mẫu số chung là tinh thần nhân ái. Trong ngôn ngữ miền Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những tiếng có nguồn gốc Khmer và Hoa như: mình ên, cà tha, xiêm lo, xích xái, lì xì, thèo lèo, xí muội, thò lò... Còn địa danh ở Nam Bộ có những tên đi vào lịch sử như: Sa Đéc, Sóc Trăng, Bãi Xáu, Chắc Cà Đao... Thông thường mỗi khi giỗ chạp, Tết nhất hay mỗi khi bày cỗ cúng kiến, người miền Nam ngoài việc dọn cỗ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ... còn có một mâm riêng được bày lên trước cửa nhà để cúng gọi là "mâm đất đai". Mâm thức ăn này để cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất hiện tại cùng những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng nơi đây mà không nơi nương tựa. Trước khi khấn vái ở bàn thờ gia tiên thì gia chủ phải thành tâm trước "mâm đất đai", xem như một thủ tục trình báo với "sở tại". Điều này nói lên tấm lòng người miền Nam nhân ái, vị tha, giàu tình người mà bà con ta gói gọn trong hai tiếng "biết điều". Những người dân hiếu khách Những cư dân Đàng Ngoài từ chỗ có làng xã, sinh hoạt lề thói nhiều đời đến nơi ở mới tứ cố vô thân lại thêm phong thổ khắc nghiệt... đã làm cho họ trở nên bản lĩnh và đặc biệt là rất hiếu khách. Hiếu khách có lẽ là nét đặc trưng, là cá tính độc đáo của người miền Nam, bởi họ rất cần người để tâm sự, để giãi bày những nỗi niềm sâu kín hoặc để uống với nhau ly rượu giải sầu - cái sầu ly hương - hay để hàn huyên chuyện xứ sở Đàng Ngoài, nơi quê cha đất tổ. Trong sinh hoạt láng giềng Nam Bộ hiện tại, ta thấy có nhiều tiệc tùng, nhậu nhẹt, đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia... mà người được mời ít khi từ chối, mặc dù hiểu rằng "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày". Họ đến đó không phải vì rượu thịt, vì miếng ngon vật lạ mà vì "phải quấy" - nói theo tiếng bà con miền Nam hay nói. Ai không đi, không dự được thì gởi bao thư, lễ vật và xin cáo lỗi; còn nếu như làm thinh, không có "phản hồi" gì hết là "có vấn đề"! Từ những bàn tiệc này mà đôi khi nảy sinh những quan hệ tình cảm mới như: kết nghĩa thông gia, kết nghĩa tri âm tri kỷ hoặc kết nghĩa anh em...
Nguồn: saigon.nguoihanoi.net
******************************
source
http://www.saigonmagazine.net/catenews.php?Article=3909

Sài Gòn Gia Định xưa


Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau: Thù Nại và Bà Lị. Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên. Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp. Miền khô nằm trên phía Bắc. Nơi này khô ráo, đồi gò thoai thoải, sông nước trong lành, khí hậu hiền hòa. Nơi đây được tập trung tất cả hệ thống hành chánh, vua quan. Chung quanh có phố xá sầm uất, dân chúng đông vui. Dần dần ở lục Chân Lạp này còn có các dân tộc khác cũng đến giao thương như Mã Lai, Ấn Độ, Chăm. Còn phần đất bên dưới nằm ở phía Nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông (Cửu Long) vốn là miền trũng úng, thuộc loại hiểm địa, bị hoang phế từ lâu đời. Bao quanh phần lớn lại là biển cả, gọi là Thủy Chân Lạp, ta gọi là Đàng Thổ. Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục. Lại về sau bị Xiêm đặt ách thống trị. Khoảng thời gian này đã có lúc chiến tranh biên giới Xiêm La và Chân Lạp đụng độ nhau rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau chạy loạn. Một vài toán liều mạng chạy xuống vùng biển Thủy Chân Lạp, vào rừng sâu ẩn náu.
Sài Gòn - Gia Định năm 1867
Sài Gòn Gia Định năm 1867

Có lẽ từ đó những danh từ chỉ vài vị trí địa lý được xuất hiện như: Prinagaram nghĩa là phố giữa rừng; Kas Krôbey chỉ khu vực có nhiều trâu nước và Pranokor tức rừng già. Sau cuộc chiến dữ dội ấy, thế lực Chân Lạp sút kém dần. Rõ rệt nhất ở vào thế kỷ 16 đất đai của họ bị lấn dần. Trong Hoàng tộc lúc đó lại thường xuyên xảy ra nội loạn tranh chấp ngôi báu. Sang đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương nhà Đại Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635). Mục đích của Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan). Còn mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang và để đặt bước khai hoang. Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp được hình thành vào năm 1620. Bà được phong làm Hoàng hậu với tước hiệu "Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey". Từ đó mối giao bang giữa Đại Việt và Chân Lạp khá êm đẹp. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng rú hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu tiên. Năm 1623 vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại Sài Gòn (Prinokor). Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ. Danh từ Đàng Trong đã được vào đến đây. Đàng Trong cứ gọi là Đàng Cựu. Khi ấy miền ác địa Thủy Chân Lạp vô chủ này, mặc nhiên được xem như vùng trái độn giữa hai biên giới Việt và Miên. Bởi vậy bất kỳ dân tộc nào có gan dạ, có sức, có lực... ai ai muốn đến chiếm cư khai phá vùng này lấy đất trồng trọt sinh sống đều được tự do, không hề bị một ngăn cản cấm đoán nào cả. Mọi sắc tộc đến đây ngày đó đều có quá trình từng nhóm, trước hết là người bản thổ (Chân Lạp) tức người Khơme. Tuy là dân chánh gốc: nhưng vì chốn này là nơi hiểm địa nên sự có mặt của họ rất thưa thớt, vắng lặng. Chỉ khi nào thấy có khói vương tỏa qua cây lá ở đâu mới hay nơi ấy có người. Đặc biệt họ chỉ chọn những giồng cao mới dựng lều có sàn để ở và cho tiện việc trồng khoai sắn, cấy lúa càn đông, lúa nọa đen... Ngoài ra, họ không muốn khai phá gì thêm vì e hiểm trở, hơn nữa vì họ quá ít người. Người Chăm: họ lưu lạc đến đây từ những thời ly loạn xa xưa. Họ cũng chỉ quan ở vùng khô tìm nơi dốc cao làm rẫy sinh sống. Họ ưa sống thành từng nhóm biệt lập đồng chúng. Người Man: theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là thuộc nước Đại Việt, vốn là dân tộc thiểu số ở cuối dãy Trường Sơn lưu chuyển xuống. Nhưng còn có người Man thuộc Chân Lạp cổ, gồm nhiều sắc tộc Ché Mạ, Mnông, X Tiêng... họ sinh sống bằng nghề săn bắn và nương rẫy, thường ở trên những triền núi cheo leo và không cố định. Người Việt: họ đến đây lập nghiệp làm nhiều đợt trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Bến dừng lại đầu tiên là Mỏ Xoài (Bà Lị, Bà Rịa) rồi mới dò dẫm vào tiếp các vùng sâu hơn. Sau đó đến vụ chuyển cư hợp pháp là năm 1620. Một số vũ công và gia đình họ được chọn theo công chúa Ngọc Vạn vào hẳn đất Miên nhưng cũng một số ít họ xin lưu cư ở vùng trũng Thủy Chân Lạp để tiện trồng lúa nước. Bản tính người Việt cần cù siêng năng có đặc điểm ưa sống quần tụ dễ hòa đồng... Mặc dù buổi đó quyền tự phát tự quản, mạnh ai nấy sống, nhưng dù vậy các sắc tộc cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng lẫn nhau - nhất là nền văn hóa Đại Việt đã có bề dầy nề nếp văn minh cổ truyền rất dễ thu hút. Nói về cuộc sống thay đổi của người Việt, họ đã cảm tử xông pha đến đây; miền sông biển Bà Rịa Đồng Nai, vùng rừng rú Sài Gòn Bến Nghé như một địa bàn đầy hứa hẹn sự hưng thịnh. Thế nhưng trước mặt còn tràn ngập gian nan thử thách, cần nhiều gan dạ và sức phấn đấu. Do vậy nên nhà nước Chân Lạp đã chấp thuận nhường quyền khai hoang và thu thuế vùng trên cho Đại Việt. Sau hết là người Tàu. Đây là số di thần nhà Minh bất mãn với nhà Thanh. Năm 1679 hai tướng Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên tức Trần Thắng Tài đã dùng 50 thuyền chiến vượt biển di tản cùng 3.000 người thân tộc và cận vệ. Họ cập bờ Tư Dung (miền kinh đô Thuận Hóa) họ ra dấu xin tị nạn vào đất Việt. Trước thế cùng lực tận, họ được chúa Nguyễn chấp thuận cho phép nhập cư. Liền đó họ được hướng dẫn vào Đàng Thổ cho ở làm 2 nơi, Bàn Lân (Đồng Nai) và Vũng Cù (Mỹ Tho). Họ được tự do khai phá theo sở dụng nhưng họ cũng chỉ khai hoang đủ để sinh sống. Vì họ vốn có sở trường thương mại. Điểm buôn bán đầu tiên của họ là Cù Lao Phố hay còn gọi là Đông Phố. Tháng hai năm Mậu Dần 1698 chúa Minh Nguyễn Phúc Chu phái trấn thủ dinh Bình Khương là Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất kinh lược xứ Đồng Nai. Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc: Khai hoang mở cõi. Dàn xếp biên cương. Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư. Về hành chính: ông chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn). Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án. Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè. Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An). Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch: Thiết lập làng xã, khóm ấp. Lập sổ đinh, sổ điền. Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương mại có cơ hội bành trướng đều khắp. Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa). Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé). Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt. Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập. Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như trước. Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp. Sự hình thành của Sài Gòn Gia Định ngày nay bắt đầu tư thuở cha ông đi khai phá và lập nghiệp cách đây hơn ba thế kỷ là vậy.
***************************
source
03:09 09-09-2008
http://www.saigonmagazine.net/catenews.php?Article=3710

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy


Tiêu đề bài viết: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:12 pm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Hình ảnh


Xem thông tin cá nhân Gửi Email

Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:23 pm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Resized Image - Click For Actual Size
Resized Image - Click For Actual Size
Hình ảnh
Resized Image - Click For Actual Size
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Hình ảnh


Xem thông tin cá nhân Gửi Email

Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:35 pm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Hình ảnh


Xem thông tin cá nhân Gửi Email

Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:41 pm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
TẤM NÀY NHÌN SG NHƯ PARIS ẤY
Hình ảnh

_________________
Hình ảnh


Xem thông tin cá nhân Gửi Email

Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:46 pm
Qua ảnh ta có thể thấy được dưới sự kiềm kẹp của Mỹ - ngụy thì người dân Sài Gòn phải sống một cuộc sống hết sức là khổ sở. Ngoài đường toàn là xe 4 bánh nên đường xá bị chật chội rất là khổ
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Hình ảnh



Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:52 pm
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Resized Image - Click For Actual Size
Resized Image - Click For Actual Size
Hình ảnh
Hình ảnh
Resized Image - Click For Actual Size
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Resized Image - Click For Actual Size
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________



Gửi Email



Tiêu đề bài viết: Re: Hình ảnh Sài Gòn ngày ấy
Gửi bài Đã gửi: Thứ 2 Tháng 9 15, 2008 2:52 pm
Ngoại tuyến
Admin
Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 5 17, 2008 1:25 am
Bài viết: 384
Đến từ: Sài Gòn ngày trở lại


source
http://gockyniem.vnbb.com/viewtopic.php?f=34&t=183